(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)

Chào mừng các bạn đã đến với forum của trường THPT Trần Phú.
 
Trang ChínhPortailTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên

Go down 
Tác giảThông điệp
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:25 am

Trường đại học Khoa học Tự nhiên
Địa chỉ: 334 Nguyễn Trái, Thanh Xuân, Hà Nội, Hà Nội
Điện thoại: (04) 8583795/8585279 – Fax: (04) 8583061
Website: http://www.hus.edu.vn
Thông tin chung

* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN) trực thuộc ĐHQG Hà Nội là một trường đầu ngành của cả nước về đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
* Trường ĐH KHTN có gần 700 cán bộ công chức với 40 Giáo sư, 120 Phó Giáo sư, 300 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, 67 Thạc sĩ, 6 Nhà giáo Nhân dân, 38 Nhà giáo Ưu tú…
* Trường ĐH KHTN có các cấp đào tạo: Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ, với các loại hình đào tạo chính: chính quy, vừa học vừa làm
1.

Đặc điểm tuyến sinh


- Trường ĐH KHTN tuyển sinh trong cả nước và tuyển sinh theo các khối A và B.

- Điểm trúng tuyển của Trường ĐH KHTN được lấy theo khoa, ngành mà thí sinh đã đăng ký dự thi (ĐKDT).

- Trường ĐH KHTN có lớp đào tạo hệ Cử nhân Chất lượng cao gồm các ngành: Khí tượng học, Thuỷ văn học, Hải dương học, Địa lý, Địa chất và Khoa học môi trường và lớp đào tạo hệ Cử nhân Khoa học tài năng gồm 5 ngành: Toán học, Toán cơ, Vật lý, Hóa học và Sinh học, những học sinh lớp chuyên hoặc những học sinh có học lực xuất sắc nên đăng ký với phòng đào tạo vì học ở các lớp này có chế độ giảng dạy và học bổng đặc biệt, khi ra trường cũng dễ xin việc hơn.

- Từ năm 2006, Trường ĐH KHTN được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giao nhiệm vụ tuyển một lớp từ những sinh viên trúng tuyển các ngành Hóa học và Công nghệ hóa học để đào tạo Cử nhân Hóa học theo chương trình tiên tiến quốc tế. Học lớp này, sinh viên sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi về giáo trình, về phương tiện học tập, về học phí và học bổng… Thí sinh dự thi các ngành Vật lý, Hóa học nếu có nguyện vọng sẽ được tuyển chọn vào lớp Pháp ngữ do Cộng hòa Pháp tài trợ.

2. Một số lưu ý

- Chỉ tiêu đào tạo mà Bộ GD&ĐT giao cho Trường ĐH KHTN hàng năm tăng lên nhưng không nhiều trong khi đó số lượng thí sinh ĐKDT từ năm 2002 (từ khi áp dụng phương án tuyển sinh “3 chung” do Bộ GD&ĐT quy định) đến nay lại có xu hướng giảm khiến tỉ lệ “chọi” giảm và so với mặt bằng chung thì tỉ lệ nay của trường không phải là cao(1/16 năm 2002, 1/9 năm 2003, 1/7.2 năm 2004, 1/5 năm 2005 và đến năm 2006 là ¼…)(Xem bảng 1).

- Điểm trúng tuyển vào Trường ĐH KHTN nhìn chung tương đối ổn định đặc biệt là từ khi áp dụng việc tính điểm sàn ** do Bộ GD&ĐT quy định thì hầu hét các ngành như: Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường (khối B), hay ngành Công nghệ hóa học (khối A) thường lấy điểm trúng tuyển luôn ở mức mà chỉ học sinh có lực học giỏi trở lên mới có khả năng đỗ …(Xem bảng 2).

- Điểm trúng tuyển vào các ngành trong Trường ĐH KHTN luôn cao hơn so với điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Ví dụ: năm 2006 nếu so với điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định thì điểm trúng tuyển của Trường ĐH KHTN luôn cao hơn từ 5 đến 9 điểm đối với khối A (20/14 và 23/14).

- So với mặt bằng chung các trường tuyển sinh khối A, B khác thì điểm tuyển vào các ngành trong Trường cũng thuộc diện “top cao”. Ví dụ năm 2006: ngành Công nghệ sinh học khối B của ĐH KHTN cao hơn hẳn điểm trúng tuyển vào ngành cùng tên ở các trường như: ĐH Nông nghiệp 1, ĐH Lâm nghiệp, Viện ĐH mở Hà Nội… chỉ chưa cao bằng ĐH Bách Khoa Hà Nội 1.0 điểm (23.0/24.0 điểm); xem điểm trúng tuyển vào các ngành khác cũng tương tự, như ngành Toán – Tin ứng dụng khối A của ĐH KHTN không phải là ngành lấy điểm trúng tuyển cao nhất nhưng cũng cao hơn hẳn ĐH Thái Nguyên, ĐH Vinh… tới 6.5 điểm (19.5/13.0 điểm)…(Xem chi tiết bảng 2 ở các trường).

- Sự chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các ngành trong Trường ĐH KHTN cũng là điều bạn cần lưu ý khi ĐKDT. Năm 2006 mức chênh lệch vẫn lên tới 4 điểm đối với những ngành tuyển sinh khối A: Công nghệ hóa học, Công nghệ môi trường: 22 điểm so với các ngành Địa 18 điểm; và cũng tới 3.0 điểm đối với những ngành tuyển sinh khối B: ngành Công nghệ sinh học 23 điểm so với ngành Thổ nhưỡng lấy 20 điểm… Các ngành Địa chất, Địa lý, Địa kỹ thuật môi trường (khối A) thường lấy điểm trúng tuyển thấp hơn những ngành khác tuy nhiên mấy năm gần đây cũng đã tăng dần lên…(Xem bảng 2).

- Điểm trúng tuyển NV2 vào các ngành của Trường ĐH KHTN thường cao hơn điểm NV1 từ 1 đến 3 điểm, nhưng điểm để xét tuyển NV2 thường cao, đặc biệt là năm 2004, 2005 - điểm trúng tuyển chỉ dành cho những bạn có mức điểm khá, giỏi trở lên, thậm chí nếu bạn có mức điểm xét tuyển thuộc loại khá mà không thận trọng lựa chọn ngành cho phù hợp thì khả năng trúng tuyển của bạn cũng không cao. (Xem bảng2).


* - Từ năm 2002 Bộ GD&ĐT thực hiện phương án tuyển sinh 3 chung: Chung ngày thi (khối A tuyển sinh trong một đợt, các khối B, C và D cùng tuyển đợt 2). Sử dụng đề thi chung của Bộ GD&ĐT: Sử dụng chung kết quả thi để xét tuyển. Các trường dành 80% cho nguyện vọng 1 (NV1) và 20% cho NV2. Thí sinh được ghi 3 NV trong hồ sơ ĐKDT. Bộ GD&ĐT quy định các trường chỉ xét tuyển theo NV1 80% chỉ tiêu, phải dành 20% để xét tuyển theo NV2 và NV3. Điểm trúng tuyển NV sau cũng phải cao hơn NV trước từ 1 điểm trở lên.

- Năm 2003 Bộ GD&ĐT lại quy định mỗi thí sinh được đăng ký liền lúc 2 NV: NV1 và NV2, thí sinh trúng tuyển NV nào thì học NV đó. Thí sinh được ghi 2 NV trong hồ sơ ĐKDT. Bộ GD&ĐT giao quyền chủ động phương án xét tuyển cho các trường Đại học, Cao đẳng, chỉ quy định điểm trúng tuyển NV sau phải cao hơn NV trước là 1 hoặc 2 hoặc 3 điểm.

** - Năm 2004 Bộ GD&ĐT đưa ra qui định mỗi thí sinh chỉ còn ghi 1 NV trong hồ sơ ĐKDT và quy định về điểm sàn (là mức điểm bắt buộc thí sinh phải đạt để được xét trúng tuyển hay không trúng tuyển) đã trở thành pháp lệnh các trường Đại học, Cao Đẳng không được xét tuyển các thí sinh có điểm thi thấp hơn điểm sàn.

- Mức điểm sàn qui định của Bộ GD&ĐT từ năm 2004 đến năm 2006 là: năm 2004 (khối A, D: 14 điểm; khối B,C: 15 điểm), năm 2005 (Khối A, B là 15 điểm, khối C, D là 14 điểm); năm 2006(khối A, D là 13 điểm, khối B, C là 14 điểm)


- Nếu so sánh điểm trúng tuyển NV2 của Trường ĐH KHTN với điểm sàn mà Bộ GD&ĐT quy định thì điểm trúng tuyển NV2 của Trường ĐH KHTN cao hơn rất nhiều. Ví dụ: năm 2006 đối với những ngành tuyển sinh khối A lấy điểm trúng tuyển cao hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT từ 5.0-9.0 điểm (18.0-22.0/13.0 điểm), và cao hơn từ 7.0-9.0 điểm đối với khối B(21.0-23.0/14 điểm)…

- Một số ngành của Trường ĐH KHTN tuyển cả 2 khối A và B: Thổ nhưỡng, Khoa học môi trường… Vì vậy thí sinh ĐKDT khối A nên học thêm môn Sinh học để có thể dự thi thêm khối B như vậy bạn lại có thêm một cơ hội để trở thnàh sinh viên (nếu như lịch thi vẫn như các năm trước).

- Qua những số liệu trên có thể nói chất lượng đầu vào của Trường ĐH KHTN ngày càng được nâng lên vì vậy sẽ khó khăn cho những thí sinh có lực học trung bình khá muốn được trở thành sinh viên của trường, những thí sinh này nên thận trọng khi chọn ngành để đăng ký sao cho phù hợp với lực học của mình và bạn phải thực sự cố gắng. Nếu bạn chỉ yêu thích những ngành giống như trường đào tạo thì bạn có thể tham khảo ở một số trường khác về chỉ tiêu, điểm chuẩn để có sự lựa chọn sáng suốt.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 1) Ngành Sinh học   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:26 am

Đào tạo cử nhân ngành Sinh học không chỉ có kiến thức chung dành cho sinh viên khối A, B như: Xác suất thống kê – Thống kê Sinh học – Cơ - Nhiệt - Điện – Quang – Hóa cấu tạo – Hóa phân tích – Hóa hữu cơ… mà còn có các kiến thức cơ bản về ngành: Tế bào học – Di truyền học – Sinh lý thực vật – Sinh lý người và động vật – Sinh học phát triển – Sinh học phân tử… Ngoài ra sinh viên ngành Sinh học còn được cung cấp khối kiến thức chuyên sâu của nhóm chuyên ngành: Sinh học phân tử và tế bào; Sinh học cơ thể động vật và người; Sinh học cơ thể thực vật; Sinh học quần thể, quần xã và Đa dạng sinh học. Đồng thời ngành cũng sẽ trang bị để sinh viên có kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành tùy theo từng lựa chọn:


(1) Chuyên ngành Di truyền học; (2) Chuyên ngành Hóa sinh học; (3) Chuyên ngành Vi sinh vật học; (4) Chuyên ngành Lý sinh; (5) chuyên ngành Tế bào – Mô phôi; (6) Chuyên ngành Sinh lý người và động vật; (7) Chuyên ngành Sinh học người; (6 Chuyên ngành Sinh lý thực vật; (9) Chuyên ngành Động vật có xương sống; (10) Chuyên ngành Sinh thái học; (11) Chuyên ngành Động vật không xương sống; (12) Chuyên ngành Thực vật học.


Không những thế sinh viên tất cả các chuyên ngành vừa neu còn có thể lựa chọn một số môn học khác nhằm bổ trợ kiến thức cho ngành Sinh học: Nguyên tắc phân loại sinh vật - Lược sử Sinh học - Tập tính học động vạt – khóa học trái đất - Thiết kế thí nghiệm tối ưu - Ứng dụng viễn thám trong Sinh học… để khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành này có khả năng thực hành tốt trong các lĩnh vực sinh học ứng dụng; có khả năng nghiên cứu, thu thập và phân tích các số liệu, cả trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa, đặc biệt là những kỹ năng thuộcchuyên ngành được đào tạo; có khả năng tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho các mục tiêu cần thiết…


Ngành Công nghệ sinh học


Ngành Công nghệ sinh học (CNSH) trang bị cho sinh viên các kiến thức chung về khối A, B giống như sinh viên ngành Sinh học, cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành: Những vấn đề xã hội đạo đức và pháp luật của CNSH – AND tái tổ hợp và công nghệ di truyền – CNSH trong nông nghiệp – Phương pháp tối ưu trong sinh học - Kỹ thuật trong CNSH… đồng thời còn được cung cấp kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:


* Chuyên ngành Di truyền học và kỹ thuật di truyền: Di truyền học hóa sinh – Di truyền học tế bào soma – Công nghệ (CN) tế bào thực vật – CN tế bào động vật – CN enzim – CN protein…


* Chuyên ngành Vi sinh vật học và công nghệ lên men: CNSH trong sản xuất sinh khối vi sinh vật – CNSH trong sản xuất enzim vi sinh vạt – Các chế phẩm enzim sử dụng trong nông nghiệp…


* Chuyên ngành Hóa sinh học và công nghệ protein-enzim: Cơ sở hóa sinh của sản xuất thực phẩm – Sinh học phân tử của màng – CN enzim – CN protein – CN tế bào thực vật…


* Chuyên ngành Công nghệ tế bào: Quang hợp - Điều khiển giới tính động vật – Di truyền học tế bào Soma – CN tế bào thực vật – CN tế bào động vật – CN protein…


Học ngành này sinh viên sẽ biết cách triển khai và thực hành tốt các nghiên cứu trong lĩnh vực CNSH; có khả năng phân tích và xử lý các kết quả thí nghiệm để ứng dụng trong thực tế sản xuất và chuyển giao công nghệ; có khả năng thực thi ít nhất một kỹ thuật cụ thể trong CNSH…


Sau khi tốt nghiệp ngành Sinh học, Công nghệ Sinh học sinh viên có thể làm việc tại:


+Các Viện: Viện CNSH, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Nghiên cứu Y Dược, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viên Nghiên cứu Dầu thực vật – Tinh dầu – Hương liệu - Mỹ phẩm, Viện Chăn nuôi Quốc gia…


+ Các Trung tâm (TT.): TT. Môi trường sinh học nông nghiệp, TT. Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao, TT. Phân tích AND và Công nghệ di truyền…


+Các Cục: Cục Bảo vệ môi trường, Cục khuyến nông khuyến lâm, Cục Bảo vệ thực vật…


+ TCT Da - Giầy Việt Nam, TCT Thuốc lá Việt Nam, TCT Lâm nghiệp Việt Nam, TCT Giấy Việt Nam… và các công ty, đơn vị trực thuộc; Cty Mía đường Lam Sơn, Cty Dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm Việt Nam, các Cty Chế biến, Bảo quản thực phẩm, Cty Giống cây trồng Trung ương…


+ Các phòng chức năng: Quản lý công nghệ, Nông lâm nghiệp, Chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn… tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sơ khoa học và Công nghệ, Sở Thuỷ sản… ở khắp các tỉnh, thành phố, trên địa bàn toàn quốc.
+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành Sinh học, Công nghệ Sinh học.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 2) Ngành Địa kỹ thuật - Địa môi trường   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:27 am

Sinh viên học ngành Địa kỹ thuật - Địa môi trường được cung cấp kiến thức chung của khối Khoa học cơ bản giống như sinh viên các ngành Địa lý, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành: Địa chất công trình - Địa mạo – GIS và Viễn thám trong địa chất – Động lực học nước dưới đất - Địa chất sinh thái… đồng thời còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:

* Chuyên ngành Địa kỹ thuật: Sức bền vật liệu - Kỹ thuật nền móng – Cơ học kết cấu – Cơ học đá… cùng với hàng loạt các môn học mà sinh viên có thể lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức cho hướng ngành: Địa kỹ thuật môi trường… Địa kỹ thuật công trình…

* Chuyên ngành Địa môi trường: Địa chất môi trường đới duyên hải - Địa kỹ thuật môi trường - Địa hóa môi trường… bên cạnh rất nhiều môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức cho hướng ngành: Địa hóa môi trường; Tai biến địa môi trường…

Sau khi ra trường cử nhân ngành Địa kỹ thuật - Địa môi trường có khả năng tổ chức nghiên cứu, khả năng hợp tác trong điều tra các đối tượng địa chất, các quá trình và hiện tượng địa chất phục vụ xây dựng các dạng công trình có liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành…

Sinh viên tốt nghiệp các ngành Địa chất, Địa kỹ thuật - Địa Môi trường có thể làm việc tại:

+ Các Viện: Viện Điều tra quy hoạch đất đai, Viện Địa kỹ thuật, Viện Địa chất và Địa vật lý biển (IMGG), Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Viện Khoa học địa chính, Viện Quy hoạch thuỷ lợi, Viện Khoa học xây dựng…

+ Các Trung tâm: TT. Thông tin lưu trữ địa chất, TT. Phân tích thí nghiệm địa chất…

+ Các Tổng cục, Cục: Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường chất lượng; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Cục Đo đạc và Bản đồ, Cục Quản lý và Xây dựng công trình. Cục thuỷ lợi…

+ TCT Hóa chất Việt Nam, TĐCN Than – Khoáng sản Việt Nam, TCT Khoáng sản Việt Nam, TCT Dầu khí Việt Nam, các TCT Xây dựng… và hàng trăm công ty, đơn vị trực thuộc: Cty Công nghệ địa vật lý, Cty Trắc địa bản đồ, Cty Đo đạc địa chính và Công trình…

+ Các phòng chức năng: Đo đạc và Bản đồ, Quản lý địa chính nhà đất, Chính sách đất, Quản lý kỹ thuật và Giám định chất lượng… ở các Sở: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất, Sở Xây dựng… thuộc các tỉnh, thành phố.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về Địa chất, Địa kỹ thuật - Địa môi trường.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 3) Ngành Địa chất   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:28 am

Khi học ngành Địa chất (ĐC) sinh viên sẽ được học các kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản tương tự như sinh viên ngành Địa lý, cùng với kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản tương tự như sinh viên ngành Địa lý, cùng với kiến thức cơ bản dành cho ngành: ĐC cấu tạo và vẽ bản đò ĐC – ĐC môi trường – ĐC biển – ĐC dầu khí – ĐC đệ tứ - ĐC công trình – ĐC Thuỷ văn – ĐC Việt Nam… đồng thời cũng tuỳ theo sự lựa chọn của mình mà sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:


* Chuyên ngành Địa chất lịch sử: Phương pháp phân tích (PPPT) tượng đá cổ địa lý – Phương pháp nghiên cứu (PPNC) địa mạo, tân kiến tạo - Cấu trúc trường quặng… ngoài ra sinh viên còn được cung cấp một số môn học lựa chọn để bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: PPNC thạch, kiến trúc – PPPT đới đứt gãy và uốn nếp – Tai biến địa môi trường – PPNC các trường địa vật lý…


* Chuyên ngành Địa hóa – Khoáng - Thạch: PP tìm kiếm địa hóa – PPNC khoáng vật - Thạch hóa – PP khoáng tướng… bên cạnh đó là rất nhiều môn học mà sinh viên được lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Khoáng chất công nghiệp – Khai thác và chế biến khoáng sản - Cấu trúc trường quặng - Địa hóa môi trường – Các PPPT môi trường – Kinh tế địa chất và khoáng sản…


* Chuyên ngành Địa môi trường: Đánh gía tác động môi trường – Cơ sở khoa học môi trường - Địa hóa môi trường - Các PPPT môi trường… không những thế ngành còn cung cấp một số môn học lựa chọn để bổ trợ kiến thức cho sinh viên chuyên ngành này: Công nghệ xử lý môi trường - Địa hóa môi trường biển - Địa chất môi trường đới duyên hải – Tai biến địa môi trường - Địa kỹ thuật môi trường…


* Chuyên ngành Trầm tích và dịa chất dầu khí: PP địa chấn trong nghiên cứu địa chất dầu khí - Trầm tích luận trong nghiên cứu dầu khí – PP thạch hóa trong nghiên cứu trầm tích – PP tìm kiếm dầu khí và tính trữ lượng… đồng thời sinh viên chuyên ngành này sẽ được lựa chọn một số kiến thức bổ trợ như: PPNC khoáng vật – Mô hình hóa bể trầm tích – Phân tích cấu trúc và đánh giá triển vọng dầu khí…


* Chuyên ngành Địa động lực và tai biến địa môi trường: Tai biến đại môi trường – PPNC các trường địa vật lý – PPPT đới đứt gãy và uốn nếp… ngoài ra, nhà trường còn cung cấp cho sinh viên chuyên ngành này các kiến thức bổ trợ như: PPNC thạch kiến trúc – Các PPNC địa kỹ thuật – Cơ học đất và đá – Các PPPT môi trường – Đánh gía tác động môi trường – Các PP mô hình hóa trong địa chất…


* Chuyên ngành Địa kỹ thuật: Tính toán kết cấu – Các PPNC địa kỹ thuật - Địa động lực công trình - Kỹ thuật xử lý nền móng… bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị thếm khối kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành qua rất nhiều môn học lựa chọn. Địa kỹ thuật môi trường - Vật liệu xây dựng – Tai biến địa môi trường – Cơ học đất và đá - Địa chất đô thị - Động lực học nước dưới đất…


* Chuyên ngành Địa tin học, GIS và viễn thám: Viễn thám trong nghiên cứu khoa học trái đất - Kỹ thuật xử lý ảnh viễn thám – GIS trong khoa học trái đất – Các PP lập trình trong GIS… đồng thời sinh viên còn được chọn một số kiến thức bổ trợ chuyên ngành: Cơ sở viễn thám radar và ứng dụng - Hệ chuyên gia trong viễn thám – PP thống kê trong viễn thám và GIS…
Tốt nghiệp ngành Địa chất sinh viên sẽ có khả năng làm công tác nghiên cứu, công tác tìm kiếm, thăm dò địa chất và khai thác, tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 4) Ngành Địa chính   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:29 am

Cử nhân ngành Địa chính cũng được trang bị kiến thức chung của khối Q, B tương tự như cử nhân ngành Địa lý, ngoài ra ngành Địa chính còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản dành cho ngành vẽ: Bản đồ - Trắc đị - Viễn thám – GIS - Địa chính. Không những thế tuỷ theo năng lực và sở thích của mình mà sinh viên ngành này còn được chọn lựa một trong hai chuyên ngành để từ đó được di vào nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:

* chuyên ngành Công nghệ Địa chính: Ứng dụng tin học trong quản lý hồ sơ địa chính - Bản đồ địa hình – Cơ sở địa hình trong đo vẽ địa chính… cùng một số môn học lựa chọn khác nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Đo vẽ địa chính đô thị - Đo ảnh lập thể - Đo ảnh đơn…

* Chuyên ngành Địa chính: Lịch sử quản lý đất đai – Cơ sở kinh tế đất – Cơ sở sinh thái cảnh quan… đồng thời còn được học các kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành qua một số môn học lựa chọn như: Quản lý đất đai trong thị trường bất động sản – Thanh tra đất đai – Quy hoạch dự án…

Ra trường, sinh viên học ngành Địa chính có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Điều tra quy hoạch đất đai, TT. Điều tra quy hoạch đất đai…

+ Các Cục, Vụ: Cục Đo đạc và Bản đồ, Vụ Đất đai, Vụ Đăng ký và thống kê đất đai…

+ TCT Xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TCT Xây dựng và Phát triển hạ tầng, TCT Đầu tư phát triển nhà và xây dựng, Cty Đo đạc ảnh địa hình, Cty Công nghệ địa vật lý, Cty Trắc địa bản đồ, Cty Đo đạc địa chính và công trình…

+ Các phòng chức năng: Đo đạc và Bản đồ, Quản lý Địa chính Nhà đất, Chính sách đất… ở các Sở như: Sở Địa chính – Nhà đất, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất… trực thuộc các tình, thành phố trên toàn quốc.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo các chuyên ngành Địa chính.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 5) Ngành Địa lý   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:29 am

Ngành Địa lý trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về khối A, B: Toán cao cấp – Xác suất thống kê - Vật lý – Hóa học – Sinh học… cùng với hoàng loạt kiến thức cơ bản về: Địa lý đại cương - Bản đồ - Viễn thám - Địa lý ứng dụng, Sinh thái và Môi trường… đồng thời còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:

* Chuyên ngành Sinh thái Cảnh quan và Môi trường: Phânloại thực vật – Phương pháp nghiên cứu (PPNC) và đánh giá cảnh quan – Ô nhiễm môi trường và phương pháp giám sát, xử lý… ngoài ra sinh viên chuyên ngành này được lựa chọn các môn học nhằm bổ trợ kiến thức như: Vi khí hậu – Vi khí hậu - Viễn thám và GIS ứng dụng – Kinh tế môi trường – Sinh thái độc tố - Quy hoạch sử dụng đất…

* Chuyên ngành Địa lý tự nhiên: Địa lý tự nhiên nhiệt đới – PPNC và xây dựng bản đồ địa lý tự nhiên – Phân loại thực vật… bên cạnh đó sinh viên còn đựoc học những kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành qua các môn học lựa chọn: Nông hóa thổ nhưỡng - Viễn thám và GIS ứng dụng - Hệ thống bảo tồn thiên nhiên Việt Nam và dụ lịch sinh thái…

* Chuyên ngành Địa mạo: Địa mạo động lực – PPNC địa mạo - Địa mạo bờ biển - Địa chất đệ tứ… cùng với một số môn học lựa chọn khác nhằm bổ trợ kiến thức cho sinh viên chuyên ngành: GIS và viễn thám ứng dụng - Bản đồ địa mạo - Địa mạo trong nghiên cứu tai biến thiên nhiên - Kiến tạo và tân kiến tạo - Địa mạo Việt Nam - Cổ địa lý…

* Chuyên ngành Địa lý và Môi trường biển: Địa chất biển – Sinh thái biển và đại đương – PPCN địa lý biển… đồng thời sinh viên chuyên ngành cũng sẽ được cung cấp một số kiến thức bổ trợ như: Kinh tế biển Việt Nam – Các hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển - Quản lý thống nhất đới bờ…

* Chuyên ngành Bản đồ - Viễn thám: Toàn bản đồ - Bản đồ địa hình - Thiết kế và biên tập bản đồ - Viễn thám và GIS ứng dụng… không những thế sinh viên chuyên ngành này còn được lựa chọn kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành: Tự động hóa bản đồ - Trắc địa ảnh - Bản đồ chuyên đề - Bản đồ địa chính – Trình bày bản đồ - Bản đồ luận – Lý thuyết sai số - Trắc địa cao cấp…

* Chuyên ngành Địa lý nhân văn và Kinh tế sinh thái: Kinh tế sinh thái – Dân tộc học và văn hóa các dân tộc Việt Nam – Kinh tế biển Việt Nam… cùng với các môn học lựa chọn thuộc khối kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành như: Kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình Việt Nam – PPNC kinh tế sinh thái - Địa hóa cảnh quan, dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng…

* Chuyên ngành Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng - Địa lý du lịch – Sinh thái cảnh quan và thắng cảnh Việt Nam - Lữ hành và hướng dẫn du lịch sinh thái… ngoài ra sinh viên chuyên ngành này sẽ lựa chọn một số môn học để bổ trợ kiến thức như: Du lịch biển và du lịch hang động Việt Nam - Mỹ học và tâm lý học trong du lịch sinh thái…

Sinh viên ngành Địa lý sẽ được rèn luyện kỹ năng về thành lập bản đồ các hiện tượng và qúa trình tự nhiên, các dạng hoạt động sản xuất, sử dụng các công cụ Viễn thám và Hệ thông tin Địa lý, mô hình hóa và sử dụng các phần mềm chuyên dụng nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ và diễn biến theo thời gian của các đối tượng địa lý ở các quy mô khác nhau… để có khả năng nghiên cứu khoa học theo các chuyên ngành, đồng thời có thể giảng dạy Địa lý và các ngành khoa học liên quan, mặt khác cử nhân Địa lý có thể đảm nhận công việc khác trong các lĩnh vực có liên quan đến chuyên ngành…

Sinh viên học ngành Địa lý sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm, Cục: Viện Địa kỹ thuật, Viện Địa chất, Viện Địa chất và Địa vật lý biển (IMGG); TT. Tư vấn và Dịch vụ dân số, gia đình và trẻ em; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Cục Đo đạc Bản đồ…

+ TĐCN Than – Khoáng sản Việt Nam, Cty Đo đạc ảnh địa hình, Cty Công nghệ địa lý vật lý, Cty trắc địa bản đồ, Cty Đo đạc địa chính và công trình, Cty Vật tư mỏ địa chất…

+ Các phòng chức năng: Đo đạc và Bản đồ, Truyền thông - Vận động xã hội… ở các Sở như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường và nhà đất, Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em… trực thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo các chuyên nghành Địa lý. Dạy môn Địa lý tại các trường THPT.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 6) Ngành thổ nhưỡng   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:30 am

Khi theo học ngành Thổ nhưỡng sinh viên được học bên cạnh các kiến thức chung dành cho khối khoa học cơ bản và Sinh học giống như sinh viên ngành Khoa học môi trường, thì còn được cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành Thổ nhưỡng: Phương pháp phân tích đất – Cơ sở thổ nhưỡng học – Phân loại, phân hạng và đánh giá đất đai - Địa lý thổ nhưỡng… không những thế sinh viên còn được đào tạo để có kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Vật lý đất ứng dụng – Nguyên tố vi lượng trong đất – Dinh dưỡng khoáng – Quy hoạch sử dụng bền vững đất đai…. Ngoài ra tùy chuyên ngành sinh viên theo học mà nhà trường sẽ trang bị kiến thức bổ trợ riêng.


* Chuyên ngành Thổ nhưỡng học đại cương: Các qúa trình thoái hoá đất – Khoáng sét trong đất – Phương pháp thống kê trong thổ nhưỡng học…


* Chuyên ngành Thổ nhưỡng học đại cương: Các quá trình thoái hóa đất – Khoáng sét trong đất – Phương pháp thống kê trong thổ nhưỡng học…


* Chuyên ngành Sinh học đất: Sinh thái vi sinh vật đất - Động vật đất - Chỉ thi sinh học đất - nước…


* Chuyên ngành Sinh thái và môi trường đất: Tính chất đất lúa nước – Cây họ đậu đa tác dụng trong nông nghiệp – Ô nhiễm nông nghiệp…


* Chuyên ngành Vật lý đất: Chế độ nước trong đất - Đất có vấn đề, cải tạo và bảo vệ - Phương pháp nhiệt động học nghiên cứu nước trong đất…


* Chuyên ngành Hóa học đất và dinh dưỡng cây trồng: Chất hữu cơ trong đất – Đam sinh học trong nông nghiệp – Cân bằng dinh dưỡng và năng suất cây trồng…


Tốt nghiệp các chuyên ngành trên sinh viên có khả năng lập các dự án về quản lý và sử dụng đất, đề xuất các biện pháp cải tạo và đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất đến môi trường đất, đến các hệ thống nông nghiệp, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và sau đó tham gia lập quy hoạch môi trường đất…


Cử nhân ngành Thổ nhưỡng có thể công tác tại:


+ Các Viện, Trung tâm, Tổng cục, Cục: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa: TT. Nghiên cứu Thuỷ nông cải tạo đất và Cấp thoát nước, TT. Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng, các TT. Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường; Tổng cục Quản lý ruộng đất, Cục Nông nghiệp…


+ TCT Chè Việt Nam, TCT Cao su Việt Nam, TCT Hóa chất Việt Nam… và các công ty, đơn vị trực thuộc, các Cty Phân bón, Cty Phân lân, Cty Phân đạm, các Cty Giống cay trồng trung ương…


+ Các phòng chức năng: Kỹ thuật, Quy hoạch Kế hoạch sử dụng đất… trực thuộc các Sở: Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.


+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo các chuyên ngành Thổ nhưỡng.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 7) Ngành Khoa học môi trường   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:31 am

* Chuyên ngành Quản lý môi trường


Sinh viên khi theo học chuyên ngành Quản lý môi trường (QLMT) được cung cấp những kiến thức chung dành cho khối Khoa học cơ bản và Sinh học như: Lôgic học – Xã hội học – Cơ và Nhiệt – Sinh học – Toán cao cấp - Điện và Quang – Hóa hữu cơ – Hóa kẹo – Xác suất thống kê – Hóa phân tích… cùng với hàng loạt kiến thức cơ bản về ngành Khoa học môi trường (MT) – Các phương pháp phân tích MT – Đánh giá tác động MT – Công nghệ MT – QLMT – Quy hoạch MT… để trên nền các kiến thức cơ sở đó sinh viên còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Phân tích hệ thống trong QLMT – Mô hình hóa trong QLMT – Quan trắc MT - Kiểm toán MT - Quản lý đới bờ… ngoài ra còn có các môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Hệ thông QLMT – Hành chính MT - Luật Quốc tế về MT… để khi ra trường sinh viên chuyên ngành này có khả năng quản lý, kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, có khả năng giảng dạy, nghiên cứu theo chuyên ngành…


* Chuyên ngành Công nghệ môi trường


Ngoài các kiến thức chung về khối khoa học cơ bản, về Sinh học và khối kiến thức cơ bản dành cho ngành cũng được đào tạo tương tự như sinh viên chuyên ngành Quản lý môi trường thì sinh viên chuyên ngành Công nghệ môi trường còn được đi vào nghiên cứu những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Xử lý khí thải - Xử lý nước thải - Xử lý chất thải rắn… bên cạnh đó là rất nhiều môn học thuộc phần kiến thức bổ trợ chuyên ngành mà sinh viên có thẻ lựa chọn như: Kiểm toán chất thải - Kiểm soát chất thải nguy hại - Xử lý đất ô nhiễm - Xử lý chất thải bằng biện pháp sinh học - Sản xuất sạch hơn – Xúc tác và chất mang trong xử lý MT… để sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Công nghệ môi trường có khả năng phân tích, đánh giá, phát hiện và dự báo những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, có kỹ năng đo đạc và phân tích các thông số môi trường, có khả năng giảng dạy, nghiên cứu theo chuyên ngành…


* Chuyên ngành Khoa học môi trường ứng dụng


Nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Khoa học môi trường ứng dụng không chỉ bao gồm kiến thức chung về Sinh học và khối Khoa học cơ bản mà còn bao gồm những kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như khối kiến thức mà sinh viên chuyên ngành Quản lý môi trường được cung cấp. Không những thế sinh viên chuyên ngành này còn được học khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Phát triển bền vững – Mô hình hóa MT – Tai biến MT – Sinh thái và MT đất… ngoài ra nhà trường còn tạo điều kiện để sinh viên được chọn lựa các kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành sao cho phù hợp: Du lịch sinh thái – Đánh giá nhanh MT – Kim loại nặng trong đất – Phương pháp nghiên cứu sinh thái nhân văn và xã hội… để sau khi học xong sinh viên có khả năng tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những tác động có hại đến môi trường…


Ra trường, sinh viên ngành Khoa học môi trường có thể làm việc tại:


+ Các Viện, Trung tâm: Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Viện Công nghệ môi trường, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, Viện Y học và Vệ sinh môi trường, Viện Khí tượng thuỷ văn; TT Nghiên cứu môi trường, TT. Nghiên cứu tài nguyên và môi trường…


+ Các Cục, Vụ: Cục Bảo vệ môi trường Việt Nam, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Vụ Môi trường…


+ TCT Vật tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam, TCT Hóa chất Việt Nam… và các công ty, đơn vị trực thuộc: Cty Môi trường Việt Nam xanh, Cty Cấp thoát nước và Môi trường đô thị, Cty tư vấn dịch vụ và Phát triển công nghệ tài nguyên và môi trường…


+ Các phòng chức năng: Môi trường, Quản lý môi trường, Quản lý dự án cải thiện môi trường, Quản lý chất thải răn, Quản lý khoa học… tại các Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ… trực thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước.
+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành Khoa học môi trường.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 8) Ngành Công nghệ hóa học   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:31 am

Trên nền những kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên và các kiến thức cơ bản về Hóa học được cung cấp giống như sinh viên ngành Hóa học thì sinh viên ngành Công nghệ hóa học còn được học các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Phân tích công nghệ - Kỹ thuật đo và kiểm tra các qúa trình công nghệ hóa học… đồng thời nhà trường cũng sẽ trang bị để sinh viên có khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Hóa dầu – Hóa sinh – Hóa môi trường - Vật liệu… Bên cạnh đó sinh viên cũng được lựa chọn một số môn học bổ trợ kiến thức chuyên ngành như:


* Chuyên ngành Công nghệ hóa môi trường: Công nghệ xử lý nước thải – Công nghệ xử lý khí thải – Công nghệ xử lý chất thải rắn – Phân tích môi trường - Độc chất học môi trường…


* Chuyên ngành Công nghệ vật liệu: Công nghệ vật liệu – Công nghệ pôlyme – Hoá học và công nghệ đất hiếm - Điện hóa ứng dụng – Công nghệ màng lọc – Hóa học và công nghệ vật liệu nano…


* Chuyên ngành Hóa sinh ứng dụng: Một số chương chọn lọc về Công nghệ hóa hữu cơ – Hương liệu trong thực phẩm và mỹ phẩm – Công nghệ sau thu hoạch – Hóa thực phẩm – Vi sinh vật…


* Chuyên ngành Hóa học dầu mỏ: Hóa học và công nghệ hóa dầu - Vật liệu xúc tác rắn và các phương pháp vật liệu xác định xúc tác rắn – Nhiên liệu dầu và khí – Môi trường và an toàn dầu khí…


Tốt nghiệp các chuyên ngành trên sinh viên sẽ có khả năng giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng các quá trình công nghệ hóa học vào sản xuất…


Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Hóa học, Công nghệ hóa học có thể công tác tại:


+ Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ hóa học, Viện hóa học, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hóa kỹ thuật, Viện Hóa học công nghiệp, Viện Công nghệ xả hiểm, Viện Nghiên cứu Dầu thực vật – Tinh dầu – Hương liệu – Mỹ phẩm; TT. Công nghệ hóa dược và hóa sinh hữu cơ, TT. Thông tin khoa học kỹ thuật hóa chất…


+ TCT Chế biến kinh doanh sản phẩm khí, TCT Hóa chất Việt Nam, TCT Cao su Việt Nam, TCT Giấy Việt Nam, TCT Xăng dầu Việt Nam, TCT Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, TĐCN Tàu thuỷ Việt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên…


+ Các phòng chức năng: Quản lý khoa học, Quản lý công nghệ, Quản lý sản xuất… trực thuộc các Sở: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công nghiệp… ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Hóa học, Công nghệ Hóa học. Dạy môn Hóa học tại các trường THPT.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 9) Ngành Hoá học   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:32 am

Cử nhân ngành Hóa học được trang bị những kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Tự nhiên như: Đại số và hình giải tích – Xác suất thống kê và ứng dụng - Vật lý… đồng thời cùng với các kiến thức cơ bản về Hóa họ: Cấu tạo chất - Điện hóa học – Hóa lượng tử - Kỹ thuật tách chất - Kỹ thuật tiến hành phản ứng… là những kiến thức cơ bản ngành: Phân tích công cụ - Cơ sở lý thuyết các phương pháp phổ… ngoài ra sinh viên còn được lựa chọn chuyên ngành để trên cơ sở đó nhà trường sẽ cung cấp kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành riêng:


* Chuyên ngành Hóa vô cơ: Hóa học phức chất – Hoá học các nguyên tố hiếm – Cơ sở lý thuyết xử lý nước – Hoá học vật liệu vô cơ – Các phương pháp nghiên cứu trong Hóa vô cơ…


* Chuyên ngành Hoá phân tích: Thống kê trong Hóa phân tích - Thuốc thử hữu cơ trong Hóa phân tích – Phương pháp (PP) phân tích quang – PP phân tích điện – PP phân tích sắc ký và chiết…


* Chuyên ngành Hóa hữu cơ: Lý thuyết Hóa hữu cơ - Tổng hợp hữu cơ – Xúc tác hữu cơ – Hoá học các hợp chất tự nhiên – Hóa dược - Hợp chất cơ nguyên tố - Hóa học các chất màu hữu cơ…


* Chuyên ngành Hóa lý: Ăn mòn và bảo vệ kim loại – Quang phổ nguyên tử và phân tử 2 nguyên tử - Hóa lý và cơ sở công nghệ xử lý nước, nước thải…


Không những thế sinh viên còn được học một số môn học lựa chọn để bổ trợ kiến thức cho ngành: Hóa lý và cơ sở công nghệ xử lý nước, nước thải…
Không những thế sinh viên còn được học một số môn học lựa chọn để bổ trợ kiến thức cho ngành: Hóa môi trường – Hóa vật liệu – Hóa dầu – Hóa tinh thể… đồng thời được rèn luyện kỹ năng thực hành thực nghiệm, các phương pháp nghiên cứu và khả năng tư duy sáng tạo trong công việc… Khi ra trường cử nhân ngành Hóa học có khả năng nghiên cứu hoặc tham gia các hoạt động sản xuất và ứng dụng hóa học vào đời sống…
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 10) Nhóm ngành Khí tượng - Thuỷ văn - Hải dương   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:32 am

Nhóm ngành Khí tượng - Thuỷ văn - Hải dương học bao gồm 3 ngành:

1) Ngành Khí tượng

Sinh viên học ngành Khí tượng được cung cấp những kiến thức chung về Toán, Lý, Đại số tuyến tính – Hình giải tích – Cơ học – Dao động, Quang học, Vật lý nguyên tử, Hạt nhân… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho nhóm ngành Khí tượng - Thuỷ văn - Hải dương học: Thuỷ văn học - Hải dương học - Nhiệt động lực học khí quyển – Khí tượng vật lý – Khí tượng động lực… và những kiến thức cơ bản dành riêng cho ngành Khí tượng: Tương tác biển và khí quyển - Dự báo số trị và phân tích khách quan – Khí tượng cao không… đồng thời tùy từng chuyên ngành theo học mà sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:

* Chuyên ngành Dự báo: Dự báo số trị - Ô nhiễm khí quyển… bên cạnh một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Khí tượng nông nghiệp - Dự báo thời tiết dài hạn…

* Chuyên ngành Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới – Khí hậu nông nghiệp… cùng với những kiến thức bổ trợ chuyên ngành qua các môn học lựa chọn: Khí hậu xây dựng – Ô nhiễm khí quyển…

Học chuyên ngành này sinh viên sẽ được đi thực hành về Quan sát trắc địa và Thực tập dự báo nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ… để sau khi ra trường sinh viên sẽ có đủ năng lực của cử nhân ngành Khí tượng, có khả năng đảm nhận công tác trong các lĩnh vực điều tra, nghiên cứu khí tượng, khí hậu và môi trường phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng…

2) Ngành Thuỷ văn học

Đào tạo cử nhân ngành Thuỷ văn học không chỉ có kiến thức chung Toán, Lý, cùng kiến thức cơ bản dành cho nhóm ngành Khí tượng - Thuỷ văn học: Thuỷ lực - Trắc địa bản đồ và GIS – Đo đạc và chỉnh lý số liệu thuỷ văn – Tính toán thuỷ lợi… Không những thế sinh viên còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Thuỷ văn hồ - Thuỷ văn vùng triều - Thuỷ văn đô thị - Thuỷ văn nông nghiệp - Chỉnh trị sông… Ngoài ra khi học chuyên ngành này sinh viên sẽ được đi thực tập về: Khí tượng thuỷ văn, Đo đạc chỉnh biên, Dự báo thuỷ văn… để khi ra trường cử nhân ngành Thuỷ văn học có khả năng đảm nhận công tác điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên, môi trường nước… phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông vận tải đường thuỷ…

3) Ngành Hải dương học


Ngành Hải dương học trang bị cho sinh viên ngoài những kiến thức chung về Toán, Lý và những kiến thức cơ bản dành cho nhóm ngành Khí tượng - Thuỷ văn - Hải dương học tương tự như sinh viên ngành Khí tượng thì còn được cung cấp các kiến thức cơ bản về Hải dương học như: Lý thuyết sóng biển – Lý thuyết hải lưu – Lý thuyết thuỷ triều - Quản lý và phân tích thông tin khí tượng thuỷ văn biển - Khảo sát hải văn… đồng thời tuỳ theo sự lựa chọn của sinh viên mà nhà trường sẽ có hướng đào tạo kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành một cách hợp lý như:

* Chuyên ngành Vật lý biển: Cơ chế chuyển trầm tích và biến đổi địa mạo bờ - Sông dài trong đới ven bờ - Tương tác sông-biển – Mô hình hoàn lưu biển…

* Chuyên ngành kỹ thuật biển: Cơ chế vận chuyển trầm tích và biến đổi địa mạo bờ - Cảng và công trình bờ - Trắc địa và thuỷ đạc – Cơ học đất và địa kỹ thuật…

* Chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển: Hoá phân tích, hoá môi trường biển - Hải dương học nghề cá – Nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản – Kinh tế biển…

Ngoài những kiến thức nêu trên sinh viên còn được lựa chọn một số môn học để bổ trợ kiến thức cho ngành: Các mô hình dự báo biển - Sức bền vật liệu… cũng như sẽ được rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ về: Mô hình sóng ven bờ - Tài nguyên môi trường biển – Sinh thái biển… để sau khi học xong, sinh viên ngành Hải dương học có khả năng đảm nhận công tác điều tra nghiên cứu biển phục vụ cho phát triẻn kinh tế, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng…

Cử nhân nhóm ngành Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học có thể công tác tại:

+ Các Viện, Trung tâm, Viện khí khí tượng thuỷ văn, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn, Viện Hải dương học Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa chất và Địa vật lý biển; TT. Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia…

+ Các Tổng cục, Vụ: Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, Tổng cục Khoa học kỹ thuật và Công nghệ, Vụ Khí tượng thủy văn…

+ Các Đài, Trạm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia…

+ Các phòng chức năng: Quản lý khoa học, Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên… trực thuộc các Sở: Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ ở khắp các tỉnh, thành phố.

+ Các tổng công ty, công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: TCT hàng không Việt Nam, TCT hàng hải Việt Nam, Cty Vật tư kỹ thuật khí tưởng thủy văn…

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo nhóm ngành trên.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 11) Ngành Khoa học vật liệu   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:33 am

Ngành Khoa học vật liệu (KHVL) cung cấp cho sinh viên kiến thức chung dành cho khối khoa học cơ bản tương tự như sinh viên ngành Vật lý, cùng với những kiến thức cơ bản về ngành: Kỹ thuật thực nghiệm KHVL - Cấu trú vật liệu (tinh thể và công nghêJ) – Công nghệ màng mỏng… đồng thời còn trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nhiệt động học và chuyển pha - Vật liệu và công nghệ mới – Quang học chất rắn - Vật lý vật liệu vô định hình…. Ngoài ra, sinh viên sẽ được lựa chọn các môn học nhằm bổ trợ kiến thức cho từng chuyên ngành: Chuyên ngành Vật liệu từ, vật liệu siêu dẫn (Công nghệ vật liệu từ - Vật liệu từ cứng/mềm - Vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao và ứng dụng…); Chuyên ngành Vật liệu bán dẫn (Vật lý linh kiện và bán dẫn - Vật liệu bán dẫn – Quang bán dẫn…); Chuyên ngành Tính toán, mô hình Hoá vật liệu (Phương pháp tính trong KHVL - Lập trình Fortran – Linux và ứng dụng…). Sau khi học xong, cử nhân ngành Khoa học vật liệu có khả năng tiếp cận và giải quyết được những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực Vật lý đặc biệt là lĩnh vực Khoa học vật liệu trong cuộc sống…

Sau khi tốt nghiệp các ngành: Vật lý, Công nghệ hạt nhân, Khoa học vật liệu sinh viên có thể công tác tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Vật lý và Điện tử, Viện vật lý địa cầu, Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học, Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Viện Công nghệ Quốc gia, Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu (ITMS), Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng; TT. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia…

+ Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân…

+ TCT Điện tử và Tin học Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Thép Việt Nam, các TCT Vật liệu xây dựng, TCT Lắp máy Việt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên.

+ Các phòng chức năng: Quản lý công nghệ, Quản lý sở hữu trí tuệ, Quản lý chất thải rắn, Quản lý kinh tế và An toàn công nghiệp… tại các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp… ở 64 tỉnh, thành phố trên cả nước.

+ Giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về Vật lý. Dạy môn Vật lý tại các trường THPT.
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 12) Ngành công nghệ hạt nhân   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:33 am

Khi học ngành Công nghệ hạt nhân (HN) sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chung về Toán, Lý giống như sinh viên ngành Vật lý, đồng thời cũng được cung cấp hàng loạt kiến thức cơ bản dành cho ngành: Điện tử HN - Cấu trúc HN – Các phương pháp phân tích HN… để từ đó sinh viên được đào tạo các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:

* Chuyên ngành Năng lượng hạt nhân: Tính toán an toàn lò phản ứng – Phòng tránh bức xạ và an toàn HN… cùng với nhiều môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức cho sinh viên chuyên ngành: Phân tích an toàn lò phản ứng HN - Xử lý chất thải HN – Công nghệ bức xạ…

* Chuyên ngành Vật lý hạt nhân ứng dụng: Kỹ thuật HN nghiên cứu môi trường – Công nghệ bức xạ… đồng thưòi chuyên ngành cũng sẽ cung cấp cho cho sinh viên khối kiến thức bổ trợ qua các môn học lựa chọn như: Sinh học và y học HN - Kỹ thuật đồng vị đánh dấu - Địa vật lý HN…

* Chuyên ngành Điện tử và điều khiển các quá tình hạt nhân: Các thiết bị điện tử trong VẬt lý HN - Xử lý tự động các dữ liệu HN… và vô số các môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành như: Tự động hoá nhà máy điện nguyên tử - Kiểm tra không phá mẫu…

Tốt nghiệp các chuyên ngành trên sinh viên sẽ có khả năng chọn lọc có định hướng kỹ thuật và công nghệ hạt nhân để có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân như: ngành năng lượng hạt nhân, các ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân, các ngành kinh tế quốc dân có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, các ngành có sử dụng tự động hoá và điều khiển…
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 13) Ngành Vật lý   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:34 am

Cử nhân ngành Vật lý được cung cấp các kiến thức chung dành cho Toán, Lý: Đại số - Giải tích – Cơ học - Điện và Từ - Vật lý nguyên tử… cùng với những kiến thức cơ bản về ngành: Vật lý thống kê - Vật lý kỹ thuật - Vật lý hạt nhân – Phương pháp thực nghiệm vật lý - Lập trình nâng cao - Giải các bài toán trên máy tính – Máy tính và ghép nối… ngoài ra tuỳ từng chuyên ngành theo học mà nhà trường sẽ trang bị khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành một các phù hơp như:

* Chuyên ngành Vật lý hạt nhân: Phương pháp thực nghiệm Vật lý hạt nhân - Vật lý nơtron và lò phản ứng - Cấu trúc hạt nhân… đồng thời sinh viên chuyên ngành này còn được lựa chọn các môn học nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Hạt cơ bản - Phản ứng hạt nhân - Điện hạt nhân…

* Chuyên ngành Vật lý vô tuyến: Dao động học - Truyền tin số - Mạng máy tính… ngoài ra sinh viên cũng sẽ đi vào nghiên cứu những kiến thức bổ trợ chuyên ngành qua các môn học lựa chon: Bán dẫn và vi mạch – Thông tin vệ tinh – Đo lường vô tuyến – Siêu âm – Cơ sở truyền hình…

* Chuyên ngành Vật lý lý thuyết: Lý thuyết nhóm – Lý thuyết trường lượng tử - Thống kê lượng tử - Lý thuyết hạt nhân… cùng các môn học lựa chọn khác nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Lý thuyết bán dẫn – Lý thuyết chất rắn - Vật lý hạt nhân và ứng dụng – Lý thuyết hạt cơ bản…

Sau khi ra trường, cử nhân ngành Vật lý sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp một các sáng tạo, có phương pháp tư duy logic…
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 14) Ngành Toán – Tin ứng dụng   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:34 am

Ngành Toán – Tin ứng dụng trang bị cho sinh viên kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản tương tự như sinh viên ngành Cơ học, cùng với các kiến thức cơ bản dành cho Toán học và Tin học: Phương trình đạo hàm riêng – Toán lôgic - Giải tích hàm và hàm thực – Ngôn ngữ lập trình Pascal nâng cao - Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Ngôn ngữ lập trình C++… bên cạnh một số môn học lựa chọn khác nhằm bổ trợ kiến thức cho ngành: Điều khiển tối ưu - Tối ưu – Nhập môn trí tuệ nhân tạo – Lý thuyết tính toán - Lập trình lôgic… để trên nền các kiến thức cơ sở đó ngành sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: về Toán học (Mô hình toán học trong sinh thái và môi trường – Phân tích thống kê nhiều chiều - Giải gần đúng các bài toán đặt không chỉnh…); về Tin học (Ngôn ngữ SQL – Công nghệ phần mềm - Mật mã và an toàn dữ liệu…)… Sinh viên chuyên ngành này được rèn luyện khả năng tư duy toán học chính xác, tư duy thuật toán và khả năng giải quyết các bài toán thực tiễn phức tạp trên máy tính… Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Toán – Tin ứng dụng có thể đảm nhiệm và phát huy tốt năng lực của mình trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác nghiên cứu và ứng dụng các ứng dụng các vấn đề, các hoạt động có liên quan đến Toán học, Tin học…

Sinh viên tốt nghiệp các ngành Toán học, Cơ học, Toán – Tin ứng dụng có thể làm việc tại:

+ Viện toán học, Viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học - Tự động hoá, Viện Cơ học, Viện Cơ học ứng dụng; Các Trung tâm (TT) Tin học trực thuộc cơ quan, doanh nghiệp, Tổng cục, Bộ…

+ Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nm, Tổng công ty (TCT) Viễn thông quân đội, TCT Điện tử và Tin học Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp (TĐCN) Ô tô Việt Nam, TCT Máy và Thiết bị công nghiệp, TCT Lắp máy Việt Nam… và các công ty, đơn vị trực thuộc: Công ty (Cty) Điện tử - Tin học – Hoá chất, Cty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, Cty Công nghiệp Ô tô…

+ Các phòng chức năng: Thí nghiệm, Quản lý kỹ thuật, Thiết kế kỹ thuật… trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công nghiệp… tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp (ĐH, CĐ, THCN)… có đào tạo các ngành trên. Dạy môn Toán, Tin tại các trường Trung học phổ thông (THPT)…
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 15) Ngành Cơ học   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:35 am

Đào tạo cử nhân ngành Cơ học không chỉ có kiến thức chung dành cho khối Khoa học cơ bản: Quản trị học - Đại số tuyến tính - Chuỗi – Tích phân – Phương trình vi phân - Nhiệt và Điện… mà còn có các kiến thức cơ bản về ngành: Phương pháp số trong Cơ học – Cơ học môi trường liên tục - Sức bền vật liệu và Cơ kết cấu – Lý thuyết dao động – Lý thuyết đàn hồi – Cơ học chất lỏng…

Bên cạnh đó sinh viên còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành một cách phù hợp: Chuyên ngành Cơ học đại cương và và ứng dụng (Cơ học giải tích – Xemina – Lý thuyết ổn định chuyển động…): Chuyên ngành Cơ học vật rắn biến dạng (Lý thuyết dẻo – Xemina – Lý thuyết bản và vỏ mỏng…): Chuyên ngành Cơ học chất lỏng và chất khí (Khí động lực – Xemina - Chuyển động dòng nhiều pha…)… Không những thế, nhà trường cũng dsẽ trang bị cho sinh viên hàng loạt kiến thức bổ trợ dành cho từng chuyên ngành qua các môn học lựa chọn như: Động lực học máy – Cơ học phá huỷ - Cơ học vật liệu Cômpsite - Truyền sóng trong môi trường lien tục…

Tốt nghiệp ra trường sinh viên ngành Cơ học có khả năng nghiên cứu , tính toán, thiết kế, tối ưu hoá thiết kế, chế tạo các trang thiết bị tự động, lập trình tin học hoá công việc tính toán, chuẩn đoán trạng thái làm việc của các hệ thống cơ học, đo lường, chế tạo các trang thiết bị đo lường…
Về Đầu Trang Go down
Justin Timberlake
Giải ba tỉnh
Justin Timberlake


Tổng số bài gửi : 238
Age : 32
Đến từ : 12M
Registration date : 27/07/2008

[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: 16) Ngành Toán học   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitimeThu Aug 14, 2008 10:35 am

Sinh viên học ngành Toán được cung cấp những kiến thức về khối Khoa học cơ bản: Đại số tuyến tính – Phương trình vi phân – Cơ lý thuyết – Tâm lý học - Quản trị học… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Hàm thực và giải tích hàm – Hàm phức – Phương trình đạo hàm riêng – Tôpô đại cương – Lý thuyết đồ thị và các thuật toán… đồng thời tuỳ theo chuyên ngành theo học mà sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu của ngành riêng:

* Chuyên ngành Toán lý thuyết: Phương trình vi phân trong không gian Banach - Đại số nâng cao – Xemina… bên cạnh đó chuyên ngành này còn cung cấp cho sinh viên hàng loạt kiến thức bổ trợ thông qua một số môn học lựa chọn như: Không gian vectơ Tôpô – Bài toán biến đổi với phương trình elliptic – Hàm suy rộng - Giải tích phổ toán tử - Giải tích phức – Vành và Môdun…

* Chuyên ngành Toán ứng dụng: Phương trình vi phân trong không gian Banach – Xác suất nâng cao – Xemina… không những thế sinh viên cũng được lựa chọn rất nhiều môn học nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành như: Lý thuyết ước lượng – Quá trình ngẫu nhiên - Kiểm định giả thiết – Phương pháp Monte – Carlo – Bài toán không chỉnh – Lý thuyết xấp xỉ - Wavelet - Lịch sử toán học…

Sau khi ra trường cử nhân ngành Toán nói chung có được khả năng tư duy chính xác của toán học, tư duy những thuật toán và khả năng ứng dụng toán vào các lĩnh vực trong thực tế cuộc sống…
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên   [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội
» [Giới thiệu] Khoa Luật trực thuộc ĐHQG Hà Nội
» [Giới thiệu] Khoa sư phạm trực thuộc ĐHQG Hà Nội
» [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
» [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯) :: Đại hoc :: Giới thiệu-
Chuyển đến