(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)

Chào mừng các bạn đã đến với forum của trường THPT Trần Phú.
 
Trang ChínhPortailTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:01 am

Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Hà Nội
Điện thoại: (04)858 3798 – Fax: (04)858 3821
Website: http://www.ussh.edu.vn/
Thông tin chung
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) trực thuộc ĐHQG Hà Nội được thành lập 1945, là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đầu ngành trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn của cả nước.
Hiệu Trưởng ĐH KHXH&NV có 349 cán bộ giảng dạy có trình độ, uy tín khoa học cao, trong đó có 15 Giáo sư, 42 Phó Giáo sư, 113 Tiến sĩ, 67 Thạc sĩ…
Trường ĐH KHXH&NV có các cấp đào tạo: Đại học, Sau đại học, với các loại hình đào tạo chính: chính quy, vừa học vừa làm…

Một số thông tin quan trọng khác

1. Đặc điểm tuyển sinh

- Trường ĐH KHXH&NV tuyển sinh trên toàn quốc và tuyển sinh các khối C, D1, D2, D3, D4.
- Điểm trúng tuyển của Trường ĐH KHXH&NV lấy theo ngành hoặc khoa mà thí sinh đã ĐKDT.
- Trường ĐH KHXH&NV đào tạo hệ Cử nhân Chất lượng cao với 5 ngành học: Văn học, Ngôn ngữ học, Triết học, Lịch sử và Khoa học quản lý. Nếu bạn trở thành sinh viên các lớp này thì sẽ có rất nhiều thuận lợi cho bạn trong quá trình học cũng như xin việc khi ra trường. Khi bạn trúng tuyển vào khoa Tâm lý học, nếu có nguyện vọng bạn sẽ được tuyển chọn vào học lớp Pháp ngữ do Cộng hòa Pháp tài trợ.

2. Một số lưu ý

- Chỉ tiêu mà Bộ GD&ĐT giao cho Trường ĐH KHXH&NV có xu hướng tăng dần theo từng năm. Điều này cho thấy nhu cầu xã hội đang cần nhiều cử nhân của trường.(Xem bảng 1).
- Từ năm 2004 đến nay tỉ lệ “chọi” của trường có xu hướng giảm dần đi nhưng không nhiều nên so với mặt bằng chung của các trường tuyển sinh khối C, D thi Trường ĐH KHXH&NV vẫn có tỉ lệ “chọi” tương đối cao.

- Điểm trúng tuyển vào trường nhìn chng khá ổn định qua các năm và cao hơn so với điểm sàn của Bộ GD&ĐT cũng như so với mặt bằng chung các trường tuyển sinh cùng khối khác.
- Năm 2006 so với điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định thì điểm trúng của Trường ĐH KHXH&NV cao hơn từ 5.0 đến 7.0 điểm đối với khối C(19.0-21.0/14.0) và từ 5.5 đến 7.0 điểm đối với khối D (18.5 – 20.0/13.0). )(Xem cụ thể ở bảng 2).
- Điểm trúng tuyển giữa các ngành trong Trường ĐH KHXH&NV cũng có sự chênh lệch tuy nhiên mức chênh lệch không lớn, trung bình chỉ từ 1.0 đến 3.5 điểm (Ví dụ năm 2006 ngành Đông phương học lấy 21.0 điểm còn ngành Công tác xã hội, Tâm lý học cũng 19.0 điểm (Khối c)…)
- Điểm trúng tuyển NV2 của các ngành thường cao hơn từ 1.0 đến 3.0 điểm so với NV1, đồng thời cũng cao hơn khá nhiều so với điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định. Năm 2006 lại có một số ngành điểm NV2 bằng điểm NV1 như Lịch sử, Thông tin – Thư viện (khối D), Ngôn ngữ (khối C và D)… tuy nhiên với mức điểm trúng tuyển này nếu bạn không có số điểm khá giỏi trở lên thì bạn khó có khả năng trúng tuyển NV2.(Xem bảng 2)
- Các thí sinh có học lực trung bình, trung bình khá cần thạn trong khi ĐKDT vào trường. Một số trường khác cũng đào tạo một số ngành giống như Trường ĐH KHXH&NV đào tạo như Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TPHCM), ĐH Công đoàn, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Hồng Đức… vì vậy các bạn cần so sánh giữa các trường về chỉ tiêu, số lượng thí sinh ĐKDT và điểm trúng để có sự lựa chọn sáng suốt nhất cho mình.
- Ngành Khoa học quản lý và ngành được hợp nhất từ bộ môn Quản lý xã hội cảu khoa Triết học và bộ môn Quản lý khoa học và Công nghệ cảu khoa Xã hội học.
- Từ năm 2006 trường mở thêm ngành mới là ngành Công tác xã hội.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 1) Ngành Công tác xã hội   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:04 am

Ngành Công tác xã hội (CTXH) cung cấp cho sinh viên kiến thức chung của khối Khoa học Xã hội và Nhân văn: Giáo dục học - Nhập môn khoa học giao tiếp - Quản trị học căn bản - Thống kê Xã hội học…và kiến thức cơ bản về ngành: Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học – Tâm lý học xã hội – Hành vi con người và môi trường xã hội… bên cạnh đó sinh viên ngành nay cũng sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Nhập môn CTXH… ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành qua các môn học lựa chọn như: CTXH trong tổ chức chính trị xã hội – CTXH an sinh và phát triển cộng đồng – CTXH với trẻ em… để sau khi ra trường Cử nhân ngành nay có khả năng giải quyết, phát hiện các vấn đề xã hội cũng như tiềm năng ở cộng đồng, huy động và liên kết người dân trong cộng đồng để giải quyết các vấn đề có liên quan, đồng thời có khả năng tham gia hay điều hành các dự án phát triển…

Sinh viên học ngành Quản lý xã hội, Công tác xã hội sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

+ Các Viện: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện Khoa học lao động và Xã hội, Viện Xã hội học, Viện chiến lược và Chính sách y tế, Viện Khoa học pháp lý, Viện nhà nước và Pháp luật, Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng…

+ Các tổ chức xã hội như: Uỷ ban Dân số các cấp, Đoàng Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam…

+ Bộ phận nghiên cứu thị trường của các đơn vị kinh tế như các tổng công ty, công ty, nhà máy, xí nghiệp…

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Quản lý Xã hội học, ngành Công tác xã hội.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 2) Ngành Quản lý xã hội (Khoa học quản lý)   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:06 am

Khi học ngành Quản lý xã hội sinh viên sẽ được học kiến thức chung dành cho khối Khoa học Phương pháp & Tự nhiên, khối Khoa học Xã hội; Quy hoạch toán học – Lý thuyết xác suất và thống kê – Lý thuyết trò chơi – Lý thuyết hệ thống và điều khiển học – Logic học – Kinh tế học – Cơ sở văn hóa Việt Nam… cùng với các kiến thức cơ bản về ngành: Hành chính học –Lý thuyết truyền thông – Kinh tế học công cộng… và một số học phần lựa chọn: Phát triển nguồn nhân lực – Xã hội học lao động – Tâm lý - Luật kinh doanh… đồng thời sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Văn hóa và đạo đức quản lý – Xã hội học quản lý – Tâm lý học quản lý – Khoa học chính sách - Quản trị chiến lược - Quản trị nguồn nhân lực… Không những thế ngành còn tạo điều kiện để sinh viên lựa chọn kiến thức bổ trợ chuyên ngành theo 2 phương án:

* Phương án I: Tổ chức chính quyền địa phương - Quản lý nguồn lao động và việc làm - Quản lý khoa học và công nghệ - Quản trị doanh nghiệp - Quản lý sở hữu trí tuệ - Quản lý Nhà nước..

* Phương án II: Bao gồm các chuyên ngành: (1) Chuyên ngành Quản lý cấp địa phưong: Quy hoạch và quản lý đô thị và nông thôn - Tổ chức chính quyền địa phương – Hương ước và quản lý làng xã…; (2) Chuyên ngành Quản lý hành chính: Tổ chức bộ máy hành chính - Luật Công chức - Luật Tố tụng hành chính – Quy hoạch và quản lý đô thị và nông thôn…; (3) Chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực: Kinh tế học nhân lực - Thuật dùng người - Quản lý lao động và việc làm - Quản lý nhân sự…; (4) Chuyên ngành Quản lý các vấn đề xã hội và chính sách xã hội: Chính sách bảo đảm xã hội – Chính sách xóa đói giảm nghèo - Quản lý nguồn lao động và việc làm…; (5) Chuyên ngành Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả và quyền liên quan – Bí mật kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh - Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ…

Sinh viên ngành Khoa học quản lý khi ra trường có khả năng phân tích, đánh giá, tổ chức, huy động và thuyết phục quần chúng thực hiện mục tiêu của tổ chức; có khả năng quản lý, giao tiếp và cộng tác trong công việc…
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 3) Ngành Xã hội học   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:07 am

Ngành Xã hội học trang bị cho sinh viên kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Xã hội giống như sinh viên ngành Tâm lý học, cùng với những kiến thức cơ bản về ngành: Xã hội học (XHH) đại cương - Lịch sử XHH – Phương pháp luận và phương pháp cụ thể trong nghiên cứu XHH - Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin XHH - Thống kê XHH… và một số môn học lựa chọn khác, đồng thời còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:


* Chuyên ngành Lý thuyết và phương pháp: Lý thuyết hành động xã hội – Lý thuyết trao đổi và lý thuyết phát triển – Lý thuyết xung đột xã hội – Lý thuyết giá trị - Lý thuyết nữ quyền…


* Chuyên ngành Xã hội học văn hóa và vùng lãnh thổ: XHH lối sống các nhóm cư dân hiện nay – Sai lệch chuẩn mực xã hội, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật – Dư luận xã hội và tin đồn…


* Chuyên ngành XHH kinh tế và xã hội: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội – XHH về công tác xã hội người khuyết tật – XHH về công tác xã hội người cao tuổi – XHH về an sinh xã hội…


* Chuyên ngành XHH Xã hội học giới, gia đình, dân số: Phân công lao động theo giới – Di dân và biến đổi xã hội – Xung đột và bạo lực gia đình – Buôn bán phụ nữ và trẻ em - Vấn đề chất lượng dân số…


Sau khi tốt nghiệp sinh viên Xã hội học có thể tiếp cận, giải quyết có hiệu quả các công việc có liên quan đến ngành học…


Sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể công tác tại:


+ Các Viện: Viện Xã hội học, Viện Khoa học lao động và Xã hội, Viện nghiên cứu con người, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển…


+ Làm công tác điều tra xã hội học tại: Uỷ ban Dân số, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam…


+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Xã hội học.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 4) Ngành Du lịch   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:07 am

Đào tạo cử nhân ngành Du lịch không chỉ có kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản – Sinh thái học – Kinh tế học – Cơ sở văn hóa Việt Nam - Địa lý kinh tế xã hội thế giới - Tiến trình lịch sử Việt Nam – Toàn cho khoa học xã hội và nhân văn… mà còn có các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Maketing du lịch - Quản trị kinh doanh khách sạn - Quản trị kinh doanh lữ hành - Ngiệp vụ khách sạn - Hướng dẫn du lịch Việt Nam – Du lịch quốc tế… Bên cạnh đó sinh viên ngành này còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch (Văn học Việt Nam – Hán Nôm du lịch – Phát triển du lịch bền vững – Quy hoạch du lịch…). Tốt nghiệp ra trường sinh viên ngành này có khả năng giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam với du khách quốc tế, tổ chức được các hoạt động văn hóa kinh doanh phục vụ cho du lịch, hướng dẫn viên du lịch…

Cử nhân ngành Du lịch có thể làm công tác tại:

+ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Cục Xúc tiến du lịch, Vụ Lữ hành… thuộc Tổng cục Du lịch.

+ TCT Du lịch Việt Nam và các công ty, đơn vị thành viên trên khắp cả nước; các Cty Du lịch, Cty Lữ hành, Cty Du lịch và Xúc tiến đầu tư, Cty Du lịch dịch vụ Dầu khí Việt Nam…

+ Các phòng nghiệp vụ: Du lịch và Hợp tác đầu tư, Quản lý du lịch và khách sạn, Xúc tiến du lịch, Nghiên cứu Phát triển du lịch… trực thuộc các Sở như: Sở Du lịch, Sở Du lịch – Thương mại, Sở Thương mại – Du lịch ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Du lịch.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 5) Ngành Quốc tế học   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:08 am

Sinh viên ngành Quốc tế học được cung cấp những kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học cơ bản tương tự như sinh viên ngành Đông phương học, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành Quốc tế học: Nhạp môn quan hệ quốc tế - Lịch sử quan hệ quốc tế - Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam – Kinh tế đối ngoại Việt Nam… trên cơ sở đó còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về ngoại ngữ (chọn 1 trong 3 ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga): Nghe – Nói - Đọc - Viết - Kỹ năng tổng hợp – Dịch… đồng thời sinh viên sẽ được đào tạo khối kiến thức chuyên sâu dành riêng cho chuyên ngành:

* Chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Quan hệ Việt Nam(QHVN) & Liên bang Nga – QHVN & EU – QHVN & Đông Bắc Á – QHVN & Đông Nam Á – QHVN & Hoa Kỳ… bên cạnh một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Các tổ chức Liên hợp quốc hoạt động ở Việt Nam – Các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam…

* Chuyên ngành châu Âu học: Lịch sử và văn hóa châu Mỹ - Hệ thống chính trị EU – Chính sách đối ngoại EU – Khái quát kinh tế EU… mặt khác sinh viên chuyên ngành này còn được lựa chọn các kiến thức bổ trợ như: Những đặc trưng văn hóa châu Âu - Ảnh hưởng hệ thống chính trị châu Âu đối với Việt Nam…

* Chuyên ngành Lịch sử và văn hóa châu Mỹ - Hệ thống chính trị Hoa Kỳ - Lịch sử và văn hóa Hoa Kỳ - Canada – Các nước Mỹ Latinh… không những thế chuyên ngành còn cung cấp cho sinh viên một số kiến thức bổ trợ qua các môn học lựa chọn: Đặc trưng văn hóa Mỹ Latinh – Chính sách ngôn ngữ ở châu Mỹ - Hoa Kỳ và chính sách chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế…

Ngoài những kiến thức đã nêu, sinh viên ngành Quốc tế học còn được đào tạo khối kiến thức nghiệp vụ: Nghiệp vụ công tác đối ngoại – Nghiệp vụ hành chính văn phòng đối ngoại – phương pháp nghiên cứu quốc tế… Cử nhân Quốc tế học khi ra trường có thể sử dụng thông thạo một ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga) như một công cụ giao tiếp quốc tế, có phương pháp nghiên cứu các ván đề quốc tế, phương pháp giao tiếp quốc tế… để có khả năng nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề quốc tế hoặc làm công tác đối ngoại tại các cơ quan, doanh nghiệp có hoạt động liên quan chuyên ngành…

Ra trường, sinh viên học ngành Quốc tế học có thể làm việc tại:

+ Viện Nghiên cứu Đông Băc Á, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới…

+ Các phòng chức năng: Đối ngoại, Hợp tác quốc tế… trực thuộc các Bộ, Tổng cục, các Tổ chức Phi chính phủ..

+ Làm công tác phiên, biên dịch tại các đơn vị có quan hệ hợp tác quốc tế trên toàn quốc.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo các chuyên ngành Quốc tế học.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 6) Ngành Đông phương học   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:09 am

Khi học ngành Đông phương học sinh viên được học kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản: Kinh tế học – Cơ sở văn hoá Việt Nam - Địa lý kinh tế xã hội - Lịch sử Việt Nam… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Văn minh phương Đông – Các tộc người và ngôn ngữ phương Đông – Quan hệ giữa các nước phương Đông và qúa trình hội nhập khu vực, thế giới… và cũng sẽ được cung cấp khối kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành, khối kiến thức nghiệp vụ như: Tiếng Trung Quốc - Tiếng Nhật Bản - Tiếng Hàn Quốc… Ngoài ra sinh viên còn được học một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức cho ngành: Các nguồn sử liệu và phương pháp tiếp cận – Các tôn giáo – Phong tục tập quán và quan hệ ứng xử… Sinh viên ngành Đông phương, khả năng ứng dụng vào các lĩnh vực có liên quan chưong trình đào tạo….

Sau khi tốt nghiệp Đông phương học sinh viên có thể làm việc tại:

+ Viện nghiên cứu Đông Nam Á…

+ Làm tại phòng Đối ngoại, Hợp tác quốc tế của các Bộ, Tổng cục, các Tổ chức phi Chính phủ…

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Đông phương học.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 7) Ngành Lưu trữ và Quản trị văn phòng   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:09 am

Cử nhân ngành Lưu trữ và Quản trị văn phòng được đào tạo không những chỉ có kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Xã hội và Nhân văn tương tự như sinh viên ngành Báo chí, mà còn có các kiến thức cơ bản về: Văn bản và hành chính học - Quản trị hành chính văn phòng – Lưu trữ học… Trên nền khối kiến thức cơ sở đó sinh viên sẽ được cung cấp những kiếng thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Công bố tài liệu văn kiện – Công tác văn thư – Lưu trữ các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam – Công tác văn thư – lưu trữ các doanh nghiệp… Không những thế sinh viên còn được học một số môn học lựa chọn để bổ trợ kiến thức: Thư viện học – Thông tin học – Lưu trữ tài liệu điện tử… Học xong chương trình, cử nhân ngành lưu trữ và Quản trị văn phòng có khả năng nghiên cứu, làm công tác văn thư lưu trữ tại các cơ quan doanh nghiệp…

Cử nhân ngành Lưu trữ và Quản trị doanh nghiệp có thể công tác tại:

+ Các Trung tâm, Cục: Các TT. Lưu trữ Quốc gia, TT. Thông tin Lưu trữ Tư liệu từ Trung ương đến địa phương, TT. Tu bổ Phục chế Tài liệu Lưu trữ; Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; Cục Lưu trữ Nhà nước, Cục Hành chính quản trị, Cục Quản lý văng bản, Cục Lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng, Cục Quản trị…

+ Làm tại Văn phòng các Sở trên địa bàn toàn quốc hoặc làm công tác làm công tác văn phòng Hành chính – Tổng hợp… ở các cơ quan, tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất, kinh doanh…

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Lưu trữ và Quản trị văn phòng hay ngành Lưu trữ học, ngành Văn thư lưu trữ.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 8) Ngành Thông tin – Thư viện   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:10 am

Ngành Thông tin – Thư viện trang bị cho sinh viên các kiến thức chung về khối Khoa học Xã hội giống như sinh viên các ngành Báo chí, cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành: về Thông tin (Thông tin học - Tự động hóa công tác thông tin – thư viện…)… đồng thời ngành còn cung cấp để sinh viên có kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: về nghiệp vụ Thông tin (Sản phẩm và dịch vụ thông tin - Người dùng tin…); về nghiệp vụ Thư viện – thư mục (Tổ chức và bảo quản kho tài liệu - Tổ chức quản lý và tiếp thị công tác ngành: Định gía thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện – Thư mục xã hội chính trị - Thư mục khoa học kỹ thuật… khi ra trường sinh viên có thể đảm nhiệm tất cả các khâu công tác từ tổ chức điều hành đến trực tiếp triển khai hoạt động tại các thư viện khoa học và trung tâm thông tin từ Trung ương đến địa phương…


Ra trường, sinh viên ngành Thông tin – Thư viện có thể công tác tại:


+ Vụ Thư viện; các TT. Thông tin – Thư viện ở các tỉnh, thành phố trên toàn quốc…


+ Các phòng nghiệp vụ có liên quan đến lĩnh vực Thông tin – Thư viện tại Sở Văn hóa thông tin trên cả nước.


+ Hệ thống các Thư viện của cơ quan, trường học… từ Trung ương đến địa phương: Thư Việ Quốc gia Việt Nam, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện khoa học Kỹ thuật Trung ương, Thư Việ Quân đội…

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Thông tin – Thư viện.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 9) Ngành Hán Nôm   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:10 am

Đào tạo cử nhân Hán Nôm không chỉ có kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Xã hội tương tự như sinh viên ngành Báo chí mà còn có những kiến thức cơ bản về ngành: Hán văn cơ sở - Luận ngữ - Kinh Thi – Kinh Thư - Tả truyện – Kinh Dịch – Kinh lễ - Hàn văn – Di sản Hán văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chữ Nôm - Ngữ pháp tiếng Việt… Không những thế sinh viên còn được lựa chọn các chuyên đề dưới sự hướng dẫn của giảng viên nhằm bổ trợ kiến thức cho ngành như: Nho giáo và văn học dân tộc - Chế độ khoa cử ở Việt Nam - Cổ Hán ngữ thông luận – Thư pháp… bên cạnh đó ngành còn rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng nghiệp vụ về: Hán Nôm thực hành - Hướng dẫn sử dụng sách tra cứu Hán Nôm… để khi ra trường cử nhân ngành này có khả năng giải mã được các văn bản Hán Nôm, biết khai thác các giá trị tiềm tàng lưu giữ trong các di sản Hán Nôm để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Sinh viên tốt nghiệp Hán Nôm có thể làm việc tại:

+ Các Viện: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Văn hóa thông tin..

+ Các phòng nghiệp vụ: Nghiên cứu văn hóa, Quản lý văn hóa, Văn hóa cơ sở… tại Sở Văn hóa thông tin ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Giảng dạy và nghiên cứu các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về Hán Nôm.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Hán Nôm có thể làm việc tại:

+ Các Viện: Viện nghiên cứu Hán nôm, Viện Văn hóa thông tin…

+ Các phòng nghiệp vụ: Nghiên cứu văn hóa, Quản lý văn hóa, Văn hóa cơ sở… tại Sở Văn hóa thông tin ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về Hán Nôm.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 10) Ngành Văn học   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:10 am

Sinh viên học ngành Văn học (VH) được cung cấp ngaòi các kiến thức chung về khối C giống như sinh viên ngành Lịch sư, ngành Báo chí… còn có những kiến thức cơ bản dành cho ngành về: Lý luận VH – VH dân gian cổ trung đại Việt Nam – VH Việt Nam hiện đại – VH phương Đông – Văn học châu Âu… đồng thời sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:

* Chuyên ngành Lý luận và Văn học Việt Nam hiện đại: Những vấn đề lý luận thi pháp tác giả - Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại – Tư duy thơ Việt Nam hiện đại - Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại…

* Chuyên ngành Văn học dân gian cổ trung đại Việt Nam: Nho giáo và văn học dân tộc – Thi pháp ca dao dân gian - Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu văn học Việt Nam dân gian…

* Chuyên ngành Văn học nước ngoài: Ảnh hưởng của thơ Đường đến Việt Nam – Thi pháp Lỗ Tấn – Thi pháp thơ Pháp - Tiểu thuyết phương Tây hiện đại – Thi pháp Đôxtôiepski – Thi pháp L. Tônxtôi…

Không những thế sinh viên ngành Văn học cũng sẽ được rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ về: Ngôn ngữ học – Hán Nôm – Văn học nghệ thuật… cùng hàng loạt môn học khác mà sinh viên có thể lựa chọn để bổ trợ kiến thức cho ngành: Ngôn ngữ báo chí – Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ - Thư tịch Hán Nôm ở Việt Nam… Học xong các chuyên ngành này sinh viên đều có khả năng nghiên cứu, thẩm định được các tác phẩm văn học, giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài…

Cử nhân ngành Văn học có thể công tác tại;

+ Các Viện, Cục: Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ học, Viện Nghiên cứu ngôn ngữ thổ dân, Viện Nghiên cứu Hán nôm, Viện Văn hóa thông tin; Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật, Cục xuất bản…

+ Các phòng nghiệp vụ: Quản lý văn hóa, Quản lý báo chí và xuất bản, Văn hóa cơ sở… thuộc Sở Văn hóa thông tin trên địa bàn toàn quốc; hay các cơ quan; Thông tấn, Báo chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình, Nhà xuất bản từ Trung ương đến địa phương.

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về Văn học. Dạy môn Văn học tại các trường THPT.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 11) Ngành Báo chí   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:11 am

Khi học ngành Báo sinh viên được học không chỉ có kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Xã hội và Nhân vưn tương tự như sinh viên ngành Ngôn ngữ, Lịch sử, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành: Lý luận văn học - Cấu trúc tác phẩm văn học và báo chí – Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí… mà sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông - Tổ chức và hoạt động của tòa soạn – Lý thuyết và thực hành biên tập sách, báo – Ngôn ngữ báo chí – ký văn học và ký báo chí… Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp một số môn học lựa chọn để bổ trợ kiến thức: Quản lý, kinh doan và phát hành báo chí - Quảng cáo trên báo chí… Không những thế sinh viên sẽ được học một số môn học thuộc phần kiến thức nghiệp vụ: Trình bày báo in – Cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động báo chí, tạo thói quen tư duy lý luận và phương pháp nghiên cứu báo chí…


Ra trường, sinh viên học ngành Báo chí có thể làm việc tại:


+ Các Cục, Vụ: Cục Báo chí, Vụ thông tin báo chí…


+ Các cơ quan: Thông tấn, Báo chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình từ Trung ương đến địa phương.


+ Các phòng nghiệp vụ: Quản lý nghiệp văn hóa, Quản lý báo chí và xuất bản… trực thuộc Sở Văn hóa thông tin ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.


+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Báo chí.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 12) Ngành Lịch sử   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:11 am

Cử nhân ngành Lịch sử được học những kiến thức chung về khối C giống như sinh viên các ngành Triết học, Ngôn ngữ… cùng với kiến thức cơ bản về ngành Lịch sử: Lịch sử Việt Nam cổ trung đại/cận đại - Lịch sử thế giới cổ trung đại/cận đại/hiện đại – Cơ sở Khảo cổ học - Đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng… Bên cạnh đó ngành còn trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành tuỳ theo sự lựa chọn của sinh viên.

* Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam: Sự hình thành dân tộc Việt Nam - Chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự ở Việt Nam – Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam Việt Nam(1945-1975)… và các môn học lựa chọn khác nhằm bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời cổ trung đại – Cách mạng tháng Tám…

* Chuyên ngành Lịch sử thế giới: Các học thuyết chính trị, xã hội ở Trung Quốc - Đặc điểm của cách mạng tư sản Âu - Mỹ (XVI-XIX)… bên cạnh rất nhiều môn học lựa chọn để bổ trợ kiếng thức chyên ngành: Sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước Đông Bắc Á – Các nước Nam Thái Bình Dương – Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau 1945…

* Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) - Đảng lãnh đạo xây dựng chính quyền qua các thời kỳ cách mạng – Các nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu lịch sử ĐCSVN… ngoài ra chuyên ngành này còn cung cấp cho sinh viên một số kiến thức bổ trợ qua các môn học lựa chọn: Đảng lãnh đạo, tổ chức chiến tranh nhân dân chống chiến chiến tranh phá hoại củ đế quốc Mỹ ở miền Bắc - Đảng lãnh đạo chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945...

* Chuyên ngành Lịch sử Văn hóa Việt Nam: Văn hóa phi vật thể - Giao thoa văn hóa – Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa – Văn hóa dân gian… bên cạnh đó sinh viên chuyên ngành này còn được lựa chọn các kiến thức bổ trợ chuyên ngành: Những quan điểm cơ bản của ĐCSVN về văn hóa – Văn hóa ẩm thực - Mỹ thuật Việt Nam – Qúa trình dân tộc của lịch sử Việt Nam…

* Chuyên ngành Khảo cổ học: Thời đại Đá cũ - Thời đại Đá mới - Thời đại Đồng - Thời đại Sắt sơ kỳ - Khảo cổ học (KCH) lịch sử… không những thế sinh viên cũng được cung cấp một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành như: KCH Chămpa – KCH Đông Nam Á - Gốm sứ học và lịch sử gốm sứ Việt Nam – KCH Trung Quốc – KCH lý thuyết – KCH dưới nước…

* Chuyên ngành Dân tộc học: Người Mường và các dân tộc ngôn ngữ Việt Mường ỏ miền núi – Các dân tộc Tày – Nùng – Thái ở Việt Nam – Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng - Miến ở Việt Nam… cùng với khối kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành thông qua những môn học lựa chọn như: Nghiên cứu so sánh làng xã Việt Nam với một số nước trong khu vực – Cơ sở Nhân học…

Ngoài những kiến thức trên sinh viên ngành Lịch sử nói chung còn được cung cấp khối kiến thức nghiệp vụ: Phương pháp luận sử học - Sử liệu học và các nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam – Phương pháp định lượng trong nghiên cứu lịch sử.. nhằm giúp sinh viên nắm vững các phưong pháp nghiên cứu lịch sử và có khả năng thích ứng trước những yêu cầu khác nhau của xã hội…

Sau khi tốt nghiệp ngành Lịch sử sinh viên có thể công tác tại:

+ Các Viện: Viện Sử học, Viện Khảo cổ học, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Bảo tồn di tích, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á…

+ Các Bảo tàng trên cả nước như: Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử…

+ Các cơ quan Văn hóa – Thông tin: Ban Tuyên giáo, Báo chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình…

+ Làm tại Ban Quản lý di tích trực thuộc Sở Văn hóa thông tin ở 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Lịch sử. Dạy môn Lịch sử tại các trường THPT.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 13) Ngành Ngôn ngữ   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:11 am

Ngành Ngôn ngữ trang bị cho sinh viên kiến thức chung dành cho khối Khoa học Xã hội và Nhân văn tương tự như sinh viên ngành Tâm lý, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành là: Ngữ âm tiếng Việt - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt - Ngữ pháp tiếng Việt – Phương ngữ học tiếng Việt …đồng thời còn cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Các phương pháp âm vị học – Các phương pháp nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa – Các phương pháp phân tích ngữ pháp… Không những thế sinh viên còn được trang bị khối kiến thức nghiệp vụ với các môn: Phương pháp dạy tiếng Việt thực hành – Ngôn ngữ và truyền thông - Quản trị ngôn ngữ - Giáo dục ngôn ngữ… Trong qúa trình theo học ngành này nhà trường còn tạo điều kiện để sinh viên được lựa chọn một số môn học nhằm bổ trợ kiến thức cho ngành: Chính sách ngôn ngữ văn hóa, dân tộc – Văn hóa và tộc người - Một số phương pháp dạy tiếng với tư cách ngoại ngữ… Tốt nghiệp sinh viên ngành Ngôn ngữ có khả năng làm việc được ở nhiều lĩnh vực ngành nghề, tăng cường khả năng tiếp thị của sản phẩm được đào tạo, thích nghi với các công việc có liên quan đến nghiệp vụ khi ra trường…

Cử nhân ngành Ngôn ngữ có thể công tác tại:

+ Các Viện: Viện Ngôn ngữ học, Viện Tâm lý học Việt Nam, Viện Nghiên cứu ngôn ngữ thổ dân…

+ Các Đài phát thanh, Đài truyền hình, Báo, Tạp chí, Nhà xuất bản từ Trung ương đến địa phương.

+ Các phòng nghiệp vụ: Quản lý nghiệp vụ văn hóa, Quản lý báo chí và xuất bản… trực thuộc Sở Văn hóa thông tin ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành, dạy môn Tiếng Việt tại các Trường THPT.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 14) Ngành Triết học   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:12 am

Đào tạo cử nhân ngành Triết học không chỉ có kiến thức chung về khối Khoa học Xã hội và Nhân văn giống như sinh viên ngành Tâm lý, mà còn có những kiến thức cơ bản dành cho ngành: Lịch sử triết học – Tác phẩm kinh điển triết học Mác – Lênin – Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh… Ngoài ra, sinh viên ngành Triết học còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của ngành như: Lịch sử vật lý học - Triết học chính trị - Sinh lý thần kinh cao cấp… Không những thế ngành còn đào tạo để sinh viên có khối kiếng thức chuyên sâu dành riêng cho chuyên ngành:

* Chuyên ngành Lịch sử triết học: Vấn đề con người trong lịch sử triết học phương Tây trước Mác-Vấn đề phương pháp trong lịch sử triết học Tây Âu - Sự tiếp biến tư tưởng Đông Tây ở Việt Nam cuối thế kỷ XX… cùng với một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Một số vấn đề phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức, so sánh với triết học phương Đông - Vấn đề tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam….

* Chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Lịch sử phép biện chứng Mácxít - Triết học văn hóa… bên cạnh đó sinh viên chuyên ngành này còn được lựa chọn một số kiến thức bổ trợ: Vai trò của tư duy lý luận trong nhận thức xã hội – Tư tưởng biện chứng trong triết học phương Đông – Cách mạng khoa học kỹ thuật với sự phát triển xã hội – Các lý thuyết phát triển xã hội…

* Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội: Biện chứng của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay … ngoài ra sinh viên chuyên ngành này còn đợc cung cấp các kiến thức bổ trợ qua một số môn học lựa chọn như: Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - Vấn đề gia đình ở Việt Nam hiện nay…

* Chuyên ngành Lôgic học: Lịch sử lôgíc học – Lôgic trong luật pháp – Quy luật Cấm mâu thuẫn và vấn đề phản ánh mâu thuẫn trong tư duy… đồng thời chuyên ngành này cũng trang bị thêm cho sinh viên khối kiến thức bổ trợ thông qua các môn học lựa chọn: Sự hình thành và phát triển của tư duy lôgic – Lôgic học với tư duy hiện đại – Lôgic phi cổ điển…

* Chuyên ngành Thẩm mỹ học: Lịch sử mỹ học – Phương pháp luận Mácxít nghiên cứu mỹ học - Một số tác phẩm của Cantơ và Hêghen về mỹ học… cùng với một số môn học lựa chọn khác nhằm bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Một số phạm trù mỹ học phương Đông - Chủ nghĩa nhân văn với sự phát triển của mỹ học…

* Chuyên ngành Đạo đức học: Lịch sử đạo đức học - Một số vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam – Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức… bên cạnh đó chuyên ngành còn tạo điều kiện để sinh viên có thể lựa chọn các kiến thức bổ trợ như: Đạo đức Nho giáo với quan niệm đạo đức Việt Nam - Đạo đức Phật giáo với quan niệm đạo đức Việt Nam…

* Chuyên ngành Tôn giáo học: C. Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. LeNin về tôn giáo và phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo – Mối quan hệ giữa tôn giáo với một số hình thái ý thức xã hội khác - Những tôn giáo lớn ở Việt Nam… cùng với một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Triết học tôn giáo – Xã hộ học tôn giáo – Tâm lý học tôn giáo…

Ngoài các kiến thức vừa nêu thí sinh viên ngành Triết học còn đựoc rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ về: Kỹ thuật soạn thảo văn bản – Phương pháp điều tra xã hội học – Phương pháp giảng dạy các khoa học triết học… Sau khi học xong chương trình, cử nhân Triết học có khả năng giảng dạy, nghiên cứu các khoa học Triết học và các môn Lý luận Mác – lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh…

Ra trường, sinh viên ngành Triết học có thể làm việc tại:

+ Viện Triết học…

+ Làm công tác tuyên huấn, tuyên giáo, giúp các cấp chính quyền hoạch định, thực thi chủ trương, chính sách trong hoạt động văn hóa, tư tưởng: các tổ chức đoàn thể xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam…

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về Triết học.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 428
Age : 32
Registration date : 26/07/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: 15) Ngành Tâm lý   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:12 am

* Chuyên ngành Tâm lý học quản trị kinh doanh

Sinh viên khi theo học chuyên ngành Tâm lý học quản trị kinh doanh được cung cấp không chỉ có các kiến thức chung dành cho khối Khoa học Xã hội và Nhân văn như: Xã hội học – Giáo dục học - Đạo đức học – Tâm lý học (TLH) – Lôgic học… mà còn có những kiến thức cơ bản về ngành Tâm lý học: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý – TLH nhân cách – TLH quản lý – TLH sư phạm … đồng thời còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: TLH quản trị kinh doanh – TLH tuyên truyền và quảng cáo – TLH tranh tra – Tâm lý người tiêu dùng… Ngoài ra sinh viên cũng được học một số môn học lựa chọn để bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Tư vấn tâm lý trong quản trị kinh doanh - Kỹ năng quản trị và kinh doanh… Không những thế sinh viên còn được cung cấp khối kiến thức nghiệp vụ, thực tập - thực tế dành cho ngành Tâm lý học: Xử lý thống kê theo chương tình SPSS trong nghiên cứu tâm lý học - Kỹ năng tư vấn tâm lý – Phương pháp giảng dạy TLH… để khi ra trường sinh viên chuyên ngành này có khả năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tổ chức, quản lý, tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí nghiệp… trong lĩnh vực có liên quan đến chuyên ngành…

* Chuyên ngành Tâm lý học xã hội

Nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Tâm lý học xã hội nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chung dành cho khối Khoa học Xã hội và Nhân văn, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành Tâm lý học, cũng như việc được rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, thực tập - thực tế.. tương tự như khối kiến thức mà ngành Tâm lý học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Tâm lý học quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó sinh viên chuyên ngành Tâm lý học xã hội còn được đào tạo để có những kiếng thức chuyên sâu của chuyên ngành: TLH gia đình – TLH dân tộc – TLH tôn giáo – Các trường phái nghiên cứu trong TLH xã hội – Các phương pháp nghiên cứu trong TLH xã hội… ngoài ra cũng được lựa chọn một số môn học nhằm bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Cơ sở TLH của Êkip lãnh đạo – Dư luận xã hội và thông tin đại chúng - Kỹ năng tâm lý trong công tác xã hội… để sau khi học xong cử nhân chuyên ngành có khả năng nắm bắt tâm lý đối phương, khả năng xử lý tình huống, giải quyết các vấn đề có liên quan đến tâm lý…

* Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng

Trên nền các kiến thức chung dành cho khối Khoa học Xã hội và Nhân văn, những kiến thức cơ bản về ngành Tâm lý học được trang bị giống như chuyên ngành Tâm lý học quản trị kinh doanh, sinh viên chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng sẽ được đi vào nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành : Phương pháp nghiên cứu TLH lâm sàng - Trị liệu nhận thức, hành vi - Trị liệu phân tâm…bên cạnh một số kiến thức bổ trợ dành riêng cho chuyên ngành qua các môn học lựa chọn như: Tâm bệnh học trẻ em – Tâm bệnh học người lớn – Tâm dược trị học – Stress và các bệnh tâm sinh… đồng thời cũng được rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, thực tập - thực tế về Tâm lý học tương tự chuyên ngành Tâm lý học quản trị kinh doanh… Sau khi tốt nghiệp cử nhân Tâm lý học lâm sàng có khả năng chẩn đoán, trị liệu các vấn đề tâm lý…

Sinh viên học ngành Tâm lý học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Tâm lý học; TT. Tư vấn tâm lý và Giáo dục tình yêu hôn nhân gia đình; TT. Tư vấn hướng nghiệp tâm lý giáo dục trẻ; TT. Tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình…

+ Làm Chuyên gia tâm lý tại các TT. hướng nghiệp, các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Tâm lý học.
Về Đầu Trang Go down
http://mutranphu.friendhood.net
Sponsored content





[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn   [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội
» [Giới thiệu] Khoa sư phạm trực thuộc ĐHQG Hà Nội
» [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên
» [Giới thiệu] Khoa Luật trực thuộc ĐHQG Hà Nội
» [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯) :: Đại hoc :: Giới thiệu-
Chuyển đến