(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)

Chào mừng các bạn đã đến với forum của trường THPT Trần Phú.
 
Trang ChínhPortailTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội

Go down 
Tác giảThông điệp
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội   [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:32 am

Địa chỉ: 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Hà Nội
Điện thoại: 04.7548607
Website: http://www.economics.edu.vn
Thông tin chung

Khoa Kinh tế chủ yếu đào tạo cán bộ nghiên cứu kinh tế và cán bộ giảng dạy.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện có 52 người trong đó có 5 Phó Giáo sư, 21 Tiến sĩ, 24 Thạc sĩ…

Khoa Kinh tế đào tạo Đại học và Sau đại học với 2 loại hình chính: chính quy và vừa học vừa làm…

Một số thông tin quan trọng khác

1. Đặc diểm tuyển sinh

Khoa Kinh tế (KT) tuyển sinh trong toàn quốc và tuyển sinh các khối A, D1,2,3,4.

Điểm trúng tuyển của khoa KT lấy theo ngành mà thí sinh đã ĐKDT.

Khoa KT có đào tạo hệ Cử nhân Chất lượng cao với 2 ngành: Kinh tế chính trị và Kinh té đối ngoại, thí sinh vào các lớp này sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi về học bổng, giáo trình…

Hiện nay khoa KT có liên kết với trường Đại học Troy, Hoa Kỳ tổ chức đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh. Để được học ở lớp này bạn phải có điều kiện là đạt điểm sàn tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT trở lên hoặc có điểm trung bình các môn tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt từ 6 trở lên.

2. Một số lưu ý

- Chỉ tiêu đào tạo hàng năm Bộ GD&ĐT giao cho khoa KT có xu hướng tăng dần do nhu cầu xã hội hiện nay cần nhiều cử nhân của khoa.

- So với mặt bằng chung tỉ lệ “chọi” của Khoa KT là tương đối cao và không tuân theo một qui luật nào. Tuy nhiên 3 năm gần đây có xu hướng giảm dần

- Nhìn vào bảng 2 bạn có thể thấy điểm trúng tuyển NV2 của Khoa KT. Nếu so với điểm sàn mà Bộ GD&ĐT quy định thì điểm trúng tuyển NV2 của khoa KT so với điểm trúng tuyển của NV1 có sự chênh lệch từ 1 đến 3 điểm, nhưng cũng có ngành thì điểm trúng tuyển NV2 chính là điểm trúng tuyển của NV1 (ngành Kinh tế chính trị năm 2005).

- Từ những điều nêu trên, nếu bạn muốn trở thành sinh viên của khoa KT mà lực học của bạn chỉ ơ mức trung bình, khá thì bạn nên tìm hiểu kỹ tỉ lệ “chọi” và điểm trúng tuyển của một số trường đại học có đào tạo cùng ngành để có quyết định đúng đắn.

- Dự kiến năm tới số lượng thí sinh ĐKDT không có biến động lớn.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 1) Ngành Tài chính – Ngân hàng   [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:33 am

Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng không những được trang bị kiến thức chung dành cho Toán, nhóm ngành Kinh tế tương tự như sinh viên ngành Kinh tế chính trị mà còn được đào tạo để có các kiến thức cơ bản về ngành: Nguyên lý kế toán – Kinh tế học tiền tệ, ngân hàng – Lý thuyết thị trường tài chính – Tài chính quốc tế - Kế toán ngân hàng - Đầu tư tài chính – Phân tích và thẩm định dự án đầu tư.. ngoài ra tuỳ từng chuyên ngành theo học mà sinh viên còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:

* Chuyên ngành Thị trường tài chính: Các định chế tài chính trung gian - Bảo hiểm - Thị trường ngoại hối - Quản trị rủi ro – Các định chế tài chính quốc tế…

* Chuyên ngành Tài chính công: Hoạch định chính sách công - Thẩm định các chương trình chi tiêu công cộng – Các định chế tài chính quốc tế - Tài chính công ty và ngân sách…

* Chuyên ngành Tài chính công ty: Tài chính công ty - Kế toán tài chính doanh nghiệp – Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng – Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Hệ thống thuế Việt Nam…

Không những thế sinh viên còn đựoc bổ trợ kiến thức cho ngành qua một số môn học lựa chọn như: Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ - Kiểm toán ngân hàng – Nguyên lý marketing… Học xong chương trình sinh viên các chuyên ngành này đều có khả năng tư duy độc lập, khả năng tổng hợp, phân tích và kiến giải các hiện tượng và quá trình kinh tế trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng; có kiến thức và phương pháp nghiên cứu khi thâm nhập vào thực tế công tác; có thể tổ chức và thực thi những hoạt động tác nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế tiền tệ…

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm, Tổng cụ, Cục: Viện Nghiên cứu Tài chính; các TT. Giao dịch, TT. Giao dịch chứng khoán trên địa bàn toàn quốc; Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Cục Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế…

+ Các Vụ: Vụ Tài chính kế toán, Vụ chế độ kế toán, Vụ Chính sách thuế, Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ…

+ Các cơ quan kinh tế tiền tệ, các tổ chức tín dụng, các công ty cho thuê tài chính, bảo hiểm, mua bán nợ, kiểm toán trong nước và quốc tế như: Hệ thống các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các Cty Bảo hiểm nhân thọ, Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam…

+ Các phòng chức năng: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính hành chính sự nghiệp, Quản lý ngân sách… tại các Sở Tài chính, Sở Giao dịch… ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước.

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 2) Ngành Quản trị kinh doanh   [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:33 am

Ngành Quản trị kinh doanh trang bị cho sinh viên các kiến thức chung về Toán, nhóm ngành Kinh tế cũng giống như sinh viên ngành Kinh tế chính trị cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành: Thi trường chứng khoán – Quản trị doanh nghiệp (QTDN) – Nguyên lý kế toán – Nguyên lý marketing - Bảo hiểm… đồng thời còn tạo điều kiện để sinh viên đi vào nghiên cứu khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Chuyên ngành Kế toán: Kế toán tài chính doanh nghiệp – Phân tích kinh doanh - Kiểm toán - Tổ chức hạch toán kế toán…; chuyên ngành Marketing: Quản trị marketing – Marketing quốc tế - Marketing du lịch – Marketing thương mại…; Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp: QTDN công nghiệp – QTDN nông nghiệp – QTDN thương mại - Quản trị hệ thống thông tin..

Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp rất nhiều môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức cho ngành: Tâm lý học kinh doanh - QTDN vừa và nhỏ - Tổ chức và lãnh đạo… cùng với khối kiến thức nghiệp vụ như: Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Quản trị tài chính doanh nghiệp - Quản trị nguồn nhân lực - Hoạch định kinh doanh - Quản trị chiến lược… nhằm đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có khả năng nghiên cứu độc lập, khả năng phân tích, so sánh những vấn đề trong thực tế sản xuất kinh doanh; có kỹ năng tiếp cận, xử lý một cách tương đối độc lập các vấn đề kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh; có thể tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành về quản trị kinh doanh…

Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể công tác tại:

+ Các Viện, Trung tâm, Cục, Vụ: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TT. Tư vấn quản lý và đào tạo; Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Xúc tiến thương mại; Vụ Chính sách thị trường trong nước; Vụ Chính sách thương mại đa biên…

+ Các doanh nghiệp, công ty, tổng công ty trên địa bàn toàn quốc: TCT Xây dựng, TCT Điện tử và Tin học Việt Nam, Tập đoàn Dệt – May Việt Nam…

+ Các phòng chức năng: Kế hoạch tổng hợp, Quản lý xuất nhập khẩu, Quản lý thương mại, Quản lý thương mại du lịch… tại các Sở; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Thương mại, Sở Công nghiệp… của 64 tỉnh, thành phố trong toàn quốc.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Quản trị kinh doanh.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 3) Ngành Kinh tế đối ngoại   [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:34 am

Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại không chỉ có kiến thức chung dành hco Toán, nhóm ngành Kinh tế tương tự như sinh viên ngành Kinh tế chính trị mà còn có các kiến thức cơ bản về ngành: Kinh tế học quốc tế - Thị trường chứng khoán – Thương mại quốc tế - Luật Kinh tế quốc tế - Đầu tư quốc tế - Tài chính quốc tế - Chiến lược kinh doanh quốc tế… đồng thời ngành còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:

* Chuyên ngành Thương mại quốc tế: Thương mại điện tử - Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Vận tải và bảo hiểm ngoại thương… bên cạnh đó sinh viên còn được học một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Ngoại thương của các nước EU - Ngoại thương của Mỹ - Ngoại thương ASEAN - Ngoại thương Việt Nam…

* Chuyên ngành Đầu tư quốc tế: Công ty xuyên quốc gia - Đấu thầu quốc tế - Viện trọ pháp triển chính thức… ngoài ra nhà trường còn tạo điều kiện để sinh viên được bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành thông qua các môn học lựa chọn như: Đầu tư nước ngoài của EU - Đầu tư nước ngoài của Mỹ - Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - Đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc…

* Chuyên ngành Tài chính quốc tế: Phân tích thị trường tài chính – Các định chế tài chính quốc tế… đồng thời sinh viên chuyên ngành này sẽ được học một số kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành qua các môn học lựa chọn: Nợ nước ngoài của các nước đang phát triển - Thị trường chứng khoán ở một số nước trên thế giới…

Không những thế sinh viên cũng sẽ được đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ đối ngoại: Đàm phán quốc tế - Kế toán quốc tế - Marketing quốc tế - Thanh toán và tín dụng quốc tế… để sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, đồng thời có kỹ năng xử lý các vấn đề thực tiễn của kinh tế đối ngoại ở nước ta…

Ra trường, sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại có thể làm việc tại:

+ Các Cục,Vụ, Trung tâm: Cục Đầu tư nước ngoài; Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Hợp tác quốc tế, vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ chính sách thương mại đa biên; TT. Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia…

+ Các doanh nghiệp, công ty có hoạt động quan hệ đối tác nước ngoài: TCT Du lịch Việt Nam, TCT Thương mại xuất nhập khẩu, TCT Xuất nhập khẩu… trên địa bàn toàn quốc.

+ Các phòng chức năng: Quản lý thương mại, Quản lý xuất nhập khẩu, Xúc tiến thương mại du lịch, Xúc tiến đầu tư… trực thuộc các Sở: Sở thương mại, Sở Ngoại vụ, Sơ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Du lịch… ở 64 tỉnh, thành phố.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành Kinh tế đối ngoại.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 4) Ngành Kinh tế chính trị   [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 9:35 am

Sinh viên học ngành Kinh tế chính trị (KTCT) được cung cấp kiến thức chung về Toán, nhóm ngành Kinh tế: Đại số tuyến tính - Giải tích toán học – Xác suất thống kê - Thống kê kinh tế - Toán kinh tế - Kinh tế học (KTH) vĩ mô – KTH vi mô… cùng với kiến thức cơ bản dành cho ngành: KTH tiền tệ, ngân hàng – KTH công cộng – KTH môi trường – KTH quốc tế - Luật Kinh tế… đồng thời còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành với các môn học bắt buộc chung: KTCT về các nền kinh tế chuyển đổi và đổi mới kinh tế ở Việt Nam – KTCT về nền kinh tế hiện đại – Phân tích chính sách kinh tế… và khối kiến thức dành riêng cho từng chuyên ngành:

* Chuyên ngành Kinh tế chính trị về thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam: Khu vực kinh tế Nhà nước – Khu vực kinh tế tư nhân – Mô hình kinh tế thị trường Việt Nam… bên cạnh đó sinh viên sẽ được cung cấp một số kiến thức bổ trợ chuyên ngành qua các môn học lựa chọn: Thị trường tài chính Việt Nam – Kinh tế đối ngoại Việt Nam – KTH về những vấn đề xã hội…

* Chuyên ngành Kinh tế chính trị Chủ nghĩa Tư bản hiện đại: Xu hướng phát triển của Chủ nghĩa Tư bản (CNTB) hiện đại – Các công ty xuyên quốc gia – Quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển… cùng với một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành: Những vấn đề xã hội trong CNTB hiện đại - Phối hợp chính sách giữa các nước tư bản phát triển…

Tốt nghiệp ra trường cử nhân ngành Kinh tế chính trị có khả năng nghiên cứu những vấn đề lý luận kinh tế, phân tích, tổng hợp, đánh giá và tham gia hoạch định chính sách kinh tế…

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế chính trị có thể nhận công tác tại:

+ Các Viện: Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương…

+ Các cơ quan nghiên cứu, quản lý, hoạch định chính sách và điều hành kinh tế Nhà nước.

+ Các công ty thuộc đủ các thành phần kinh tế như: Quốc doanh, Tư nhân, Liên doanh…

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Kinh tế chính trị.


--------------------------------------------------------------------------------
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





[Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội   [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Giới thiệu] Khoa sư phạm trực thuộc ĐHQG Hà Nội
» [Giới thiệu] Khoa Luật trực thuộc ĐHQG Hà Nội
» [Giới thiệu] Trường đại học Sư phạm kỹ thuât HCM
» [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội
» [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải HCM (CS 2)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯) :: Đại hoc :: Giới thiệu-
Chuyển đến