(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)

Chào mừng các bạn đã đến với forum của trường THPT Trần Phú.
 
Trang ChínhPortailTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội

Go down 
Tác giảThông điệp
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:12 pm

Địa chỉ: 01 Đại Cổ Việt, P. Bách Khoa, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội, Hà Nội
Điện thoại: 04. 8692104 – 04.8692117
Website: http://www.hut.edu.vn
Thông tin chung

* Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) thành lập năm 1956, là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước…
* Trường ĐHBKN có 1.500 giảng viên và cán bộ nghiên cứu trong đó có 265 Giáo sư và Phó Giáo sư, 425 Tiến sĩ, 200 Thạc sĩ, 128 Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú…
* Trường ĐHBKHN có hai loại hình đào tạo chính: chính quy, vừa học vừa làm với 4 cấp độ đào tạo: Cao đằng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Một số thông tin quan trọng khác

1. Đặc điểm tuyển sinh


- Trường ĐHBKHN tuyển sinh trong cả nước và tuyển sinh khối A, D1.

- Thí sinh thi tiếng Anh môn Tiếng Anh nhân hệ số 2.

- Trường ĐHBKHN có 2 loại điểm trúng tuyển: điểm trúng tuyển của trường và điểm trúng tuyển của ngành(điểm trúng tuyển của ngành bao giờ cũng cao hơn điểm trúng tuyển của trường), với những thí sinh không đủ điểm vào Đại học có thể được xét vào học hệ Cao Đẳng nếu có nhu cầu.

- Trường ĐHBKHN có các lớp đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao thuộc một số chuyên ngành như Cơ khí, Công nghệ thông tin… Tiêu chuẩn để được xét vào lớp chất lượng cao là sau khi đã trúng tuyển thí sinh cần đăng ký với phòng Đào tạo của Trường ĐHBKHN và dự thi tuyển chọn. Học lớp này sinh viên được hưởng chế độ ưu tiên: được cấp học bổng, giáo trình, được tạo điều kiện học tập, khả năng đi du học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước...

- Trường ĐHBKHN có hợp tác đào tạo Quốc tế ở một số ngành (Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Cơ khí, Công nghệ hóa học, Quản trị kinh doanh, Thương mại và Quản tị.. Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường ĐH BKHN với các trường Đại học của Đức, Nhật, Pháp, Nga, Ốt – xtrây – lia, NiuDilân, Hoa Kỳ… Sau thời gian 2 – 3 năm, những sinh viên đủ điều kiện sẽ được chọn di học ở trường bạn để nhận bằng Cử nhân hoặc bằng Kỹ sư.

2. Một số lưu ý.

- Trường ĐH BKHN là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, một TT. Nghiên cứ khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước nên chỉ tiêu đào tạo mà Bộ GD&ĐT giao cho trường hàng năm tương đối lớn, các năm gần đây rất ổn định (trường thường lấy 3.700 chỉ tiêu). Riêng năm 2006 có tăng lên nhưng không nhiều. (Xem bảng1)

- Tỉ lệu “chọi” của Trường ĐH BKHN từ năm 2002 trở về trước tương đối cao nhưng từ năm 2003 đến nay tỉ lệ “chọi” của Trường ĐH BKHN tuân theo quy luật năm trước tăng, năm sau giảm. Hai năm gần đây do số lượng các thí sinh ĐKDT vào trường giảm nên tỉ lệ “chọi” của trường cũng giảm xuống chỉ ở mức dưới 4 lấy 1 đến năm 2006 thì tỉ lệ này chỉ còn ở mức 2.6 nhưng điểm trúng tuyển lại rất cao, điều đó cho thấy những thí sinh ĐKDT vào Trường đa số là học sinh có học lực khá.

- Năm 2006 so với điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định thì điểm trúng tuyển vào Trường ĐHBKHN có mức chênh lệch tương ứng 9.5 và 10 (Khối A là 22.5 và khối D là 24). Nên những thí sinh dự thi vào trường thường là những học sinh khá giỏi, hay học sinh trường chuyên lớp chọn.

- Qua khảo sát, cho thấy chất lượng đầu vào của Trường ĐHBKHN là khá cao. Khi vào trường, sinh viện được đội ngũ cán bộ có trình độ cao giảng dạy, được tạo điều kiện cơ sở vật chất cho học tập, nghiên cứu, thí nghiệm nên sinh viên ra trường có khả năng làm việc độc lập và nghiên cứu khoa học. Vì thế, sinh Viên ĐHBKHN là một trong những trường thuộc vào diện “tốp trên”.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 1) Ngành Luyện kim và Công nghệ vật liệu   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:13 pm

Ngành Luyện kim và Công nghệ vật liệu có các chuyên ngành:

* Chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại

Khi học chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại sinh viên sẽ trang bị kiến thức chung về khối A: Đại số và Hình giải tích – Giải tích – Hình họa – Xác suất thống kê – Vật lý – Hóa học – Phương trình vi phân cơ bản – Cơ lý thuyết… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Vẽ kỹ thuật – Kỹ thuật điện – Kỹ thuật điện tử - Kỹ thuật nhiệt – Lý thuyết cán kim loại – Lý thuyết biến dạng dẻo – Cơ học ứng dụng… đồng thời còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Công nghệ cán hình – Công nghệ cán tấm – Máy và Thiết bị cán kéo – Tự động hóa quá trình sản xuất cán – Công nghệ sản xuất ống – Thiết kế lỗ hình trục cán – Các phương pháp tính lực và công nghệ biến dạng – Thiết kế xưởng – Mô phỏng và Tối ưu hóa trong qúa trình biến dạng – Biến dạng tạo hình vật liệu bột… để khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc được tại các nhà máy luyện kim, các nhà máy có hoạt động liên quan đến lĩnh vực kim loại…

* Chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ đúc

Sinh viên học chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ đúc được cung cấp các kiến thức chung dành hco Toán , Lý, Hóa và những kiến thức cơ bản về ngành giống như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại, ngoài ra còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Đại cương công nghệ vật liệu – Mô hình hóa và Điều khiển quá trình công nghệ - Mô hình hóa và Điều khiển quá trình đúc – Cơ sở lý thuyết đúc – Hợp kim đúc – Gia công nhiệt và Kỹ thuật bề mặt vật đúc – Công nghệ nấu luyện kim- Vật liệu làm khuôn – Công nghệ đúc – Thiết kế công nghệ đúc và CAD/CAM – Cơ khí hóa và Hiện đại hóa sản xuất đúc(Thiết bị đúc) – Lập dự án đầu tư và Xây dựng xưởng đúc – Xử lý số liệu và Quy hoạch thực nghiệm… Khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, sản xuất gia công và phân phối các vật liệu luyện kim trong toàn quốc.

* Chuyên ngành Luyện kim màu và Luyện kim bột

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Luyện kim màu và Luyện kim bột không hcỉ có kiến thức chung về khối A, kiến thức cơ bản dành cho ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại mà còn được học các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nhiệt động và Động học luyện kim – Luyện kim đại cương – Hỏa luyện – Thủy luyện – Điện phân – Qúa trình và Thiết bị luyện kim – Công nghệ luyện các kim loại màu quý hiếm – Luyện kim bột – Luyện kim loại hiếm, bán dẫn – Luyện kim loại sạch và siêu sạch – Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim màu – Khoáng vật và Tuyển khoáng – An toàn lao động… Tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng làm việc trong các nhà máy tinh luyện các loại kim loại màu, kim loại bột…

* Chuyên ngành Vật liệu và Nhiệt luyện

Chuyên ngành Vật liệu và Nhiệt luyện trang bị cho sinh viên kiến thức chung dành cho khối A, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành giống như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại đồng thời còn được cung cấp những kiên thức chuyên sâu của chuyên ngành: Chuyển pha trong vật liệu – Lý thuyết điện tử trong vật liẹu – Các phương pháp phân tích cấu trúc – Công nghệ nhiệt luyện – Xử lý bề mặt – Thiết bị và Thiết kế xưởng nhiệt luyện – Công nghệ vật liệu tiên tiến – Hợp kim kệ sắt – Kim loại và Hợp kim màu – Vật liệu phi kim loại… Sau khi học xong chuyên ngành này, sinh viên có khả năng ứng dụng các khoa học kỹ thuật về vật liệu và nhiệt luyện vào trong thực tế cuộc sống.

* Chuyên ngành Luyện kim đen

Kỹ sư chuyên ngành Luyện kim đen được trang bị những kiến thức chung về Toán, Lý, Hóa, kiến thức cơ bản dành cho ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Các kim loại, ngoài ra còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Lý thuyết các quá trình luyện kim – Nguyên liệu luyện kim – Công nghệ luyện gang – Công nghệ luyện lim phi cốc – Công nghệ luyện thép – Công nghệ luyện thép hợp kim và Luyện thép đặc biệt – Công nghẹ luyện ferro – Công nghệ đúc thỏi thép – Công nghệ tinh luyện kim loại – Ăn mòn và Bảo vệ kim loại – Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim – An toàn lao động và Bảo vệ môi trường trong nghệ luyện kim… Khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại các sở nghiên cứu, sản xuất gia công và phân phối các vật liệu luyện kim trong toàn quốc.

Sinh viên học ngành Luyện kim và Công nghệ vật liệu khi ra trường có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Luyện kim đen, Viện Nghiên cứu mỏ và luyện kim, Viện Vật liệu xây dựng, Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu (ITMS), Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng; TT. Công nghệ vật liệu…

+ Các Cục, Vụ: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Vụ Cơ khí luyện kim và Hóa chất, Vụ Vật liệu xây dựng, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật…

+ TCT Thép Việt Nam, các TCT Vật liệu và xây dựng, TCT Lắp máy Việt Nam, TCT Thủy tinh và Gốm xây dựng, TĐCN Than – Khoáng sản Việt Nam… và các đơn vị trực thuộc: Cty Ống thép Việt Nam, Cty Gia công thép, cac Cty Thép, Cty Kỹ thuật xây dựng và Xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, Nhà máy Chế tạo thiết bị và Sản xuất que hàn…

+ Các phòng chức năng: Quản lý kỹ thuật và An toàn công nghiệp, Quản lý sản xuất công nghiệp, Quản lý công nghệ… tại các Sở: Sở Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ… ở 64 tỉnh, thành phố trên cả nước.

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo các chuyên ngành Luyện kim và Công nghệ vật liệu.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 2) Ngành Tiếng Anh khoa học kỹ thuật và công nghệ   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:13 pm

Cử nhân ngành Tiếng Anh khoa học kỹ thuật và công nghệ được trang bị kiến thức chung của khối Khoa học Tự nhiên như: Đại số và Hình giải tích – Giải tích – Hình họa – Xác suất thống kê – Vật lý – Hóa học – Phương pháp tính – Lôgic học… đồng thời với những kiến thức và kỹ năng của môn Anh Văn đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành như nghe, nói, đọc, viết nhằm đào tạo cho vững về lý thuyết đặc biệt giỏi về khả năng thực hành, ứng dụng… để khi ra trường cử nhân ngành này có đủ khả năng làm việc tại các cơ quan xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Đây là một ngành mới nên cơ hội xin việc làm rất thuận lợi…

Ra trường, sinh viên ngành Tiếng Anh khoa học kỹ thuật và công nghệ có thể làm việc tại:

+ Các Viện: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ, Viện Ứng dụng công nghệ, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Viên Nghiên cứ khoa học kỹ thuật – bảo hộ lao động…

+ Tổng cục Hải quan: Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật…

+ Các doanh nghiệp, công ty, nhà máy, xí nghiệp… đặc biệt là có hoạt động liên quan với đối tác nước ngoài trong những lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: TCT Máy và Thiết bị công nghiệp, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Điện tử và Tin học Việt Nam…

+ Các phòng chức năng: Quản lý công nghệ, Quản lý khoa học… trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công nghiệp… ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành trên.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 3) Ngành Điện tử - Viễn thông   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:14 pm

Ngành Điện tử - Viễn thông có các chuyên ngành:

1. Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông;
2. Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử - hàng không;
3. Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử - tin học;
4. Chuyên ngành Kỹ thuật diện tử - sinh học.



Sinh viên học 4 chuyên ngành trên được học ngoài những kiến thức chung dành cho sinh viên khối A: Đại số và Hình giải tích – Giải tích – Hình họa – Xác suất thống kê – Vật lý – Phương trình vi phân… còn được cung cấp các kiến thức cơ bản về ngành: Kỹ thuật (KT) mạch điện tử - KT vi điện tử - KT số, mạch lôgíc – Ngôn ngữ lập trình – KT xung – KT xử lý – Kiến trúc và Cấu trúc máy tính – Mạng và KT phối ghép máy tính – KT truyền số liệu – Hệ thống viễn thông – Thông tin quang… đồng thời ứng với mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị một số môn học chuyên sâu của chuyên ngành trong số các môn học: KT truyền số liệu – An ten – Thiết bị đầu cuối - Tổ chức mạng viễn thông – Thông tin vi ba, Thông tin vệ tinh – Trí tuệ nhân tạo – CAD/CAM – Chuyển mạch điện tử - Phân tử tự động – KT siêu âm… Sinh viên sẽ được học trực tiếp trên máy và được thực hành tất cả những kiến thức đã được đào tạo để khi tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu, thiết kế, cải tiến, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống và thiết bị điện tử trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Sau khi tốt nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông sinh viên có thể công tác tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học – Tự động hóa, Viện Điện tử - Kỹ thuật quân sự, Các TT. Viễn thông ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam…

+ Các Cục, Vụ: Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Vụ Viễn thông, Vụ Công nghiệp công nghệ thông tin, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật…

+ TCT Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên: Cty Điện tử viễn thông, Cty Phát triển công nghệ thông tin, Cty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế, Cty Dịch vụ viễn thông…

+ Các Đài truyền hình, Đài phát thanh từ Trung ương đến địa phương.

+ Các phòng chức năng: Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin, Công nghệ điện tử - Công nghệ thông tin… của Sở Bưu chính viễn thông, Bưu điện… ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 4) Ngành Kinh tế và Quản lý   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:14 pm

Ngành Kinh tế và Quản lý có các chuyên ngành:

* Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

Kỹ sư chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp được trang bị những kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Tự nhiên, nhóm ngành Kinh tế như: Đại số và Hình giải tích – Giải tích – Hình họa – Xác suất thống kê – Vật lý – Hóa học – Lôgíc học – Kinh tế học… đồng thời với kiến thức cơ bản về chuyên ngành: Kinh tế phát triển – Kinh tế quốc tế - Khoa học quản lý - Tài chính tiền tệ và Tín dụng ngân hàng – Marketing căn bản – Thống kê doanh nghiệp – Lý thuyết kế toán tổng hợp – Quản lý (QL) chất lượng tổng hợp… ngoài ra còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Luật Kinh tế - Hệ thông tin quản lý – QL nhân lực trong doanh nghiệp – Kế toán doanh nghiệp – QL sản xuất – QL Marketing – QL tài chính doanh nghiệp – QL dự án – QL chiến lược… để sau khi ra trường sinh viên có thể tác nghiệp ở các cơ quan xí nghiệp, các nhà máy…

* Chuyên ngành Kinh tế năng lượng

Khi hocj chuyên ngành Kinh tế năng lượng sinh viên sẽ được học các kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên, nhóm ngành Kinh tế giống như sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp, cùng với những kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Công nghệ khai thác và Chế biến than – Quá trình thiết bị nhiệt – Nhà máy thủy điện – Công nghệ khai thác và Chế biến dầu… đồng thời sinh viên còn được trang bị kiến thức chuyên sâu cuar chuyên ngành: QL nhân lực trong doanh nghiệp – Cơ sở kinh tế năng lượng – Năng lượng mới – QL tài chính doanh nghiệp – Kinh tế dự án đầu tư năng lượng… để sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đưa ra những hoạch định như hoạch định tiết kiệm năng lượng, chính sách phát triển, khai thác các nguồn năng lượng…

* Chuyên ngành Kinh tế hàng không

Sinh viên học chuyên ngành Kinh tế hàng không được cung cấp những kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên, nhóm ngành Kinh tế tương tự như là sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp, cùng với kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành là: Hệ thống thông tin hàng không – Nguyên lý kết cấu vật bay – Hệ thống nhiên liệu máy bay – Động cơ thủy lực và Khí nén máy bay – Kinh tế vận tải – Pháp chế hàng không… đồng thời còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Vận tải hàng không – QL Marketing – QL tài chính doanh nghiệp tại các đơn vị sử dụng lao động có liên quan đến lĩnh vực hàng không…

* Chuyên ngành Quản trị marketing

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Quản trị marketing không chỉ có kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Tự nhiên, nhóm ngành Kinh tế giống như sinh viên chuyên ngành Kinh tế năng lượng, mà cón được học các kiến thức cơ bản về chuyên ngành: Hành vi người tiêu dùng – Kinh tế phát triển – Kinh tế quốc tế - Khoa học quản lý – Tài chính tiền tệ và Tín dụng ngân hàng – Marketing căn bản – Thống kê doanh nghiệp – Lý thuyết kế toán tổng hợp – QL chất lượng tổng hợp… Ngoài ra còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: QL nhân lực trong doanh nghiệp – Nghiên cứu marketing – QL sản xuất – QL marketing – QL tài chính doanh nghiệp – QL dự án – Marketing dịch vụ - Marketing quốc tế - Thương mại điện tử… để khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng ứng dụng thực hành những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống…

* Chuyên ngành Quản trị tài chính

Chuyên ngành Quản trị tài chính trang bị cho sinh viên kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên, nhóm ngành Kinh tế tương tự như sinh viên các chuyên ngành Kinh tế hàng không, Quản trị marketing… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Thuế - Kinh tế chính trị - Kinh tế phát triển – Kinh tế quốc tế - Khoa học quản lý – Tài chính tiền tiệ và Tín dụng ngân hàng – Công nghệ co khí – Công nghẹ hóa học – Marketing căn bản – Thống kê doanh nghiệp – Lý thuyết kế toán tổng hợp – Quản lý chất lượng tổng hợp… đồng thời còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Luật Kinh tế - Hệ thông tin quản lý – Kế toán doanh nghiệp – Đầu tư tài chính – Kế toán quản lý – Kiểm toán – Định gía doanh nghiệp… tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng xây dựng và phân tích, đánh gía các chính sách kinh tế, có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội…

Ra trường, sinh viên ngành Kinh tế và Quản lý có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm, Cục: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ; TT. Nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý; Cục Kinh tế, Cục Quản lý chất lượng hàng hóa và đo lường…

+ TCT Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, TCT Điện tử và Tin học Việt Nam, TCT Du lịch Việt Nam, TCT Thương mại xuất nhập khẩu … và các công ty, đơn vị trực thuộc: các Cty Tư vấn xây dựng điện, Cty Điện lực, Cty Truyền tải điện…

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp tại các Sở: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công nghiệp… trực thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Kinh tế và Quản lý.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 5) Ngành Công nghệ thực phẩm   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:14 pm

Ngành Công nghệ thực phẩm trang bị cho sinh viên kiến thức chung về Toán, Hóa như: Xác suất thống kê – Hóa học hữu cơ – Hóa sinh thực phẩm – Hóa học thực phẩm – Vi sinh học thực phẩm… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành là: Công nghệ chế biến (CNCB) thực phẩm – Phân tích thực phẩm – CN bao bì, đóng gói thực phẩm… đồng thời còn được cung cáp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: CN Bảo quản và Chế biến lương thực – CNCB rau quả - CNCB trà, cà phê, caca – CNCB dầu mỡ thực phẩm – CNCB thịt, thủy sản – công nghệ sản xuất đường và bánh kẹo – CNCB đồ uống và sữa… Ngoài ra sinh viên còn được học một số môn học lựa chọn để bổ trợ kiến thức như: Quản trị chất lượng thực phẩm – Thực phẩm chức năng, chữa bệnh – Vấn đề thực phẩm biến đổi gen… để khi ra trường sinh viên có khả năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ thực phẩm vào trong các Cty có liên quan đến ngành công nghiệp thực phẩm…

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm sinh viên có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Cục, Vụ: Viện Công nghiệp thực phẩm; Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục Công nghiệp tiêu dùng – Thực phẩm, Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối; Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Vụ Công nghiệp tiêu dùng và Thực phẩm…

+ TCT Mía đường Việt Nam, TCT Sữa Việt Nam, TCT Lương thực, TCT Rau quả, nông sản… và các công ty, đơn vị trực thuộc: Cty Công nghệ thực phẩm, Cty Đầu tư và Phát triển công nghệ thực phẩm, Cty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam, Cty Chế biến dầu thực vật và Thực phẩm Việt Nam, Cty Chế biến thực phẩm…

+ Các phòng chức năng: Quản lý sản xuất công nghiệp, Quản lý kỹ thuật và An toàn công nghiệp… tại Sở Công nghiệp… ở các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

+ Giảng dạy tại tác Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành Công nghệ thực phẩm.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 6) Ngành Toán – Tin ứng dụng   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:15 pm

Ngành Toán – Tin ứng dụng có các chuyên ngành:

1. Chuyên ngành Toán – tin; 2. Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý

Sinh viên học 2 chuyên ngành trên được học ngoài những kiến thức chung về Toán: Giải tích – Đại số và Hình giải tích – Xác suất thống kê – Phương pháp tính – Phương trình vi phân và Chuỗi… còn được trang bị kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Cấu trúc dữ liệu và Thuật toán – Giải tích hàm – Kỹ thuật lập trình – Phân tích số liệu – Toán rời rạc – Hệ điều hành UNIX… đồng thời sinh viên cũng sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Cấu trúc máy tính – Hệ thống và Máy tính – Phân tích chuỗi thời gian – Mô hình kinh tế - Cơ sở toán ứng dụng – Đồ họa máy tính – Phương pháp sai phân và Phần tử hữu hạn – Phân tích thiết kế hệ thống – Lập trình hệ thống – Điều khiển học kinh tế - Nhận dạng và Trí tuệ nhân tạo – Cơ sở dữ liệu – An toàn máy tính và Dữ liệu… Không những thế ngành này còn rèn luyện cho sinh viên khả năng xác định, hiểu, đưa ra các lập luận cơ sở, có tư duy chính xác, sử dụng thành thạo máy tính… để sinh viên sau khi học xong chương trình này có khả năng làm việc trong lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý, kinh doanh, kế toán tài chính, văn phòng, quản lý và các dữ kiện của cơ quan, công ty bằng máy tính…

Sinh viên tốt nghiệp ngành Toán – Tin ứng dụng có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Toán học, Viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học – Tự động hóa; TT. Công nghệ vi điện tử và Tin học, TT. Quang điện tử, TT. Giao dịch công nghệ, các TT. Tin học… trực thuộc các Bộ, Tổng cục, cơ quan, doanh nghiệp…

+ Các Tổng cục, Cục, Vụ: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng; Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp, Cục Công nghệ thông tin (CNTT) và Thống kê hải quan, Cục CNTT ngân hàng; Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Công nghệ cao…

+ TCT Điện tử và Tin học Việt Nam, TCT Viễn thông quân đội, TCT Thiết bị kỹ thuật điện… và các đơn vị thành viên, các công ty: các Cty Điện tử, Cty CNTT, Cty Máy tính…

+ Các phòng, ban: Thí nghiệm, Quản lý kỹ thuật, Thiết kế kỹ thuật… trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công nghiệp… ở các tỉnh, thành phố trên cả nước.

+ Làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành Toán – Tin ứng dụng, Dạy môn Toán, Tin tại các trường THPT.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 7) Ngành Công nghệ môi trường   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:15 pm

Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ môi trường (MT) không chỉ có kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học cơ bản như: Xác suất thống kê - Vật lý – Hóa cấu tạo – Hóa keo – Hóa hữu cơ – Hóa phân tích – Sinh học – Xã hội học – Lôgic học… mà còn được học các kiến thức cơ bản về ngành: Đánh gía MT – Quản lý MT – Cơ sở khoa học MT – Địa lý cảnh quan MT – Vi sinh MT – Tài nguyên nước lục địa – Tài nguyên khoáng sản – Tài nguyên khí hậu – Tài nguyên rừng – Tài nguyên đất – Tài nguyên biển … Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Công nghệ MT – Đánh giá tác động MT – Quản lý MT – Quy hoạch MT – Xử lý khí thải – Xử lý nước thải – Xử lý chất thải rắn – Độc học MT… Không những thế sinh viên còn được trang bị một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức cho ngành như: Thiết kế và Tíh toán hệ thống xử lý chất thải – Xử lý đất ô nhiễm – Sản xuất sạch hơn… để khi ra trường sinh viên có khả năng phân tích đánh giá hiện trạng MT và các vùng lãnh thổ, kỹ năng đo đạc và phân tích các thông số MT..

Ra trường, sinh viên ngành Công nghệ môi trường có thể công tác tại:

+ Các Viện, Cục, Vụ: Viện Công nghệ môi trường; Cục Bảo vệ môi trường; Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Môi trường, Vụ thẩm định và Đánh gía tác động môi trường…

+ TCT Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam… và các công ty, đơn vị trực thuộc: Cty Xây dựng cấp thoát nước, Cty Đầu tư và Xây dựng cấp thoát nước, Cty Tư vấn cấp thoát nước…; Các Cty Tư vấn dịch vụ và Phát triển công nghệ tài nguyên và môi trường, Cty Môi trường Việt Nam xanh, Cty Cấp thoát nước và Môi trường đô thị, Cty Thiết bị và Môi trường phát triển…

+ Các phòng chức năng: Quản lý, Kế hoạch, kỹ thuật… trực thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên môi trường đô thị, Cty Thiết bị và Môi trường phát triển…

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Công nghệ môi trường.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 8) Ngành Công nghệ sinh học   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:15 pm

Sinh viên học ngành Công nghẹ sinh học được cung cấp kiến thức chung về khối A như: Xác suất thống kê - Vật lý cơ nhiệt - Vật lý điện quang – Hóa cấu tạo – Hóa đại cương – Hóa phân tích – Hóa hữu cơ… cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành là: Cơ sở hóa sinh công nghiệp – Công nghệ hóa sinh – Công nghệ sinh học trong nông nghiệp - Những vấn đề xã hội đạo đức và pháp luật của Công nghệ sinh học… đồng thời còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Di truyền học hóa sinh – Công nghệ sinh học trong sản xuất sinh khối vi sinh vật – Vi sinh vật học thực phẩm – Các chế phẩm enzim sử dụng trong nông nghiệp – Công nghệ enzim – Công nghệ Protein – Công nghệ tế bào động vật – Công nghệ tế bào thực vật – Quang hợp … Học ngành này sinh viên sẽ có khả năng làm thực hành, thực nghiệm, thu thập mẫu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học…

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học khi ra trường có thể làm việc tại:

+ Các Viện: Viện Công nghệ sinh học, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Dầu thức vật – Tinh dầu – Hương liệu - Mỹ phẩm, Viện Chăn nuôi Quốc gia…

+ Các Trung tâm: TT. Công nghệ sinh học thực vật, TT. Sinh học thực nghiệm, TT. Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao, TT. Phân tích AND và Công nghệ di truyền, TT. Môi trường sinh học nông nghiệp…

+ Các Cục: Cục Bảo vệ môi trường, Cục khuyến nông khuyến lâm, Cục Bảo vệ thực vật…

+ TCT Da - Giầy Việt Nam, TCT Thuốc lá Việt Nam, TCT Lâm nghiệp Việt Nam, TCT Giấy Việt Nam… và các công ty, đơn vị trực thuộc: Cty Mía đường Lam Sơn, Cty Dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm Việt Nam, các Cty Chế biến, Bảo quản thực phẩm, Cty Giống cây trồng Trung ương…

+ Các phòng chức năng: Quản lý công nghệ, kỹ thuật, chế biến nông lâm sản… tại các Sở: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ … ở các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Công nghệ sinh học.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 9) Ngành Công nghệ thông tin   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:16 pm

Ngành Công nghệ thông tin có các chuyên ngành:

* Chuyên ngành Khoa học máy tính

Sinh viên học chuyên ngành Khoa học máy tính được cung cấp kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên như: Giải tích - Đại số - Toán học rời rạc – Xác suất thống kê – Vật lý hiện đại… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành là: Ngôn ngữ lập trình C - Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật - Mạch và Tín hiệu - kỹ thuật lập trình – Cơ sở truyền tin - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu - Kỹ thuật lập trình hướng đối tượng - Xử lý tín hiệu số - Phân tích và Thiết kế hệ thống – Trí tuệ nhân tạo - Nhập môn công nghệ phần mềm… bên cạnh đó còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Ngôn ngữ và Phương pháp dịch - Kỹ thuật lập trình hướng sự kiện và Macroprocesser - Đặc trưng của ngôn ngữ lập trình - Thiết kế và Phân tích thuật toán – Tính toán song song… để khi ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội, có năng lực tham mưu, tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách của một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin…
* Chuyên ngành Hệ thống máy tính

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Hệ thống máy tinh không chỉ có kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Tự nhiên mà còn đựoc học với các kiến thức cơ bản về ngành giống như sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính. Ngoài ra còn đựoc cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Cơ sở dữ liệu nâng cao – An toàn các hệ thống thông tin – Mô hình client, server - Hệ chuyên gia - Hệ trợ giúp quyết định… để khi ra trường sinh viên có khả năng thiết kế, phát triển hệ thống máy tính cả phần cứng lẫn phần mềm, chế tạo hệ thống các sản phẩm phần mềm, các hệ thống tự động và có khả năng sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống máy tính.

* Chuyên ngành Truyền thông và Mạng

Chuyên ngành Truyền thông và Mạng cung cấp cho sinh viên kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính, đồng thời còn được đào tạo để sinh viên có khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Hệ phân tán - Mạng intranet - Truyền thông đa phương tiện - Quản trị mạng – An toàn mạng… để khi ra trường sinh viên có khả năng thiết kế chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng máy tính và truyền thông…

* Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ phần mềm được trang bị ngoài những kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Tự nhiên và kiến thức cơ bản về ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính thì còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Phân tích và Thiết kế phần mềm – Xây dựng và Đánh gía phần mềm - Quản trị dự án phần mềm – An toàn thông tin – Tương tác người máy… để khi ra trường sinh viên có khả năng xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phân phần mềm, khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm, xây dựng mô hình và ứng dụng công nghệ phần mềm vào trong thực tiễn …

* Chuyên ngành Hệ thống thông tin

Khi học chuyên ngành Hệ thống thông tin sinh viên sẽ được học bên cạnh các kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên cùng với kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính, đồng thời sinh viên còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Cơ sở dữ liệu nâng cao – An toàn các hệ thống thông tin – Mô hình client, server - Hệ chuyên gia - Hệ trợ giúp quyết định… để khi ra trường sinh viên có khả năng truyền tải bảo mật hệ thống thông tin trên máy tính và trên mạng…

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ thông tin, Viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học - Tự động hóa… Viện Chiến lược bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin, Viện Ứng dụng công nghệ; TT. Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, TT. Giao dịch công nghệ, các TT. Thông tin trực thuộc các Cục, Tổng cục, Bộ…

+ Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Điện tử và Tin học Việt Nam, TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam, TCT Hàng không Việt Nam… và các công ty, đơn vị trực thuộc: Cty Điện toán và Truyền số liệu, Cty Thông tin điện tử hang hải Việt Nam, Cty Điện tử viễn thông VTC, Cty Phát triển công nghệ thông tin VTC, các Cty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế….

+ Các phòng chức năng: Công nghệ thông tin, Bưu chính viễn thông, Quản lý công nghệ, Khoa học công nghệ - Hệ thống quản trị… trực thuộc các Sở như: Sở Bưu chính viễn thông, Bưu điện, Sở Khoa học và Công nghệ… ở các tỉnh, thành phố trong cả nước…

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Công nghệ thông tin.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 10) Ngành Vật lý kỹ thuật   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:16 pm

Khi học ngành Vật lý kỹ thuật sinh viên sẽ được học những kiến thức chung về Toán, Lý như: Đại số - Giải tích – Các phương pháp toán lý - Vật lý (nhiệt, điện, cơ học)… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Truyền song vô tuyến – Linh kiện bán dẫn và Vi mạch - Kỹ thuật siêu cao tần - Vật lý bán dẫn - Từ học và Siêu dẫn… đồng thời sinh viên còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Vật lý và Công nghệ laser sợi - Vật lý và Công nghệ laser xung cực ngắn – Quang tử học nanô – Các trạng thái điện tử trong các hệ nanô – Các chất bán dẫn cấu trúc nanô – Các vật liệu từ tính cấu trúc nanô – Các hệ vị cơ điện – Các mạch tích phân kỹ thuật số CMOS – Hóa học nano… Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tham gia nghiên cứu, làm việc độc lập trong các xí nghiệp sản xuất các vật liệu, linh kiện và thiết bị thuộc chuyên ngành đào tạo.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý kỹ thuật có thể làm việc tại:

+ Viện Vật lý và Điện tử, Viện Vật lý và Thiết bị Khoa học, Viện Vật lý địa cầu; Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam; TT. Đo lường; Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân…

+ Các phòng, ban: Quản lý công nghệ, Quản lý khoa học, Quản lý kỹ thuật và An toàn công nghiệp… thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công nghiệp.. tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Các cơ sở sản xuất đo lường và kiểm tra chất lượng các thiết bị điện tử và vật lý; các bệnh viện, cơ sở y tế các tuyến, các đơn vị cơ quan nghiên cứu đến lĩnh vực y sinh; các cơ sở của ngành bưu điện, các xí nghiệp, các hang điện tử, vi điện tử, ngành viễn thong và các ngành công nghiệp khác; các Cty sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, môi trường…

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 11) Ngành Công nghệ nhiệt lạnh   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:17 pm

Kỹ sư ngành Công nghệ nhiệt lạnh được trang bị những kiến thức chung dành cho sinh viên khối A như: Đại số - Giải tích – Xác suất thống kê - Vật lý – Hóa học… đồng thời với kiến thức cơ bản về ngành: Nguyên lý + Chi tiết máy - Nhiệt động học kỹ thuật - Truyền nhiệt – Đo lường nhiệt - Kỹ thuật cháy - Thiết bị trao đổi nhiệt và Mạng nhiệt – Nguyên lý tự động điều khiển qúa trình nhiệt.. không những thế còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Vật liệu nhiệt lạnh - Kỹ thuật sấy – Lò hơi – Tuabin – Bơm, quạt, máy nén - Kỹ thuật lạnh - Điều hòa không khí – Nhà máy nhiệt điện - Thiết bị nhiệt – Kinh tế năng lượng… để khi ra trường sinh viên có khả năng ứng dụng, thực hành, thiết kế, bảo trì và vận hành các loại máy lạnh và thiết bị nhiệt…

Ra trường, sinh viên ngành Công nghệ nhiệt lạnh có thể làm việc tại:

+ TCT Thiết bị kỹ thuật điện, TCT Điện tử và Tin họcViệt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên: các Cty Điện tử, Cty Xuất nhập khẩu điện tử, Cty Toshiba Việt nam, Cty Cơ khí xây dựng và Lắp máy điện nước…

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành Công nghệ nhiệt lạnh.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 12) Ngành Cơ khí   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:17 pm

Ngành Cơ khí có các chuyên ngành:

* Chuyên ngành Máy và Tự dộng thuỷ khí

Kỹ sư chuyên ngành Máy và Tự động thuỷ khí trang bị những kiến thức chung dành cho sinh viên khối khoa học Tự nhiên như: Giải tích - Đại số và Hình giải tích – Hình hoạ - Xác suất thống kê – Phương pháp tính - Vật lý – Hóa học.. đồng thời với kiến thức cơ bản về chuyên ngành: Kỹ thuật điện - Kỹ thuật nhiệt - Kỹ thuật điện tử - Kỹ thuật lập trình – Chi tiết máy - Chế tạo phôi – Công nghệ chế tạo máy – Phương pháp phân tử hữu hạn… ngoài ra còn đựoc cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Động cơ đốt trong - Truyền động điện, điện tử - Bơm quạt cánh dẫn – Tuabin nước – máy khí nén và Truyền động khí nén - Truyền động điện thuỷ lực – Đo lường thuỷ khí - Nhiệt công nghiệp… khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy cũng như các thiết bị khác có liên quan.

* Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy

Khi học chuêyn ngành Công nghệ chế tạo máy sinh viên sẽ được học các kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như sinh viên chuyên ngành Máy và Tự động thuỷ khí, đồng thời sinh viên còn đựoc trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Máy nâng chuyển – Cơ sở máy công cụ - Nguyên lý cắt - Thiết kế dao - Đồ gá - Động cơ đốt trong – Lưu biến học - Thiết kế máy – Bôi trơn – Công nghệ tạo hình – Máy tự động và Rôbốt - Điều khiển tự động cơ khí - Kỹ thuật đo - Tự động hóa và Chuẩn bị công nghệ… sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, các trang thiết bị, dây truyền công nghệ trong sản xuất tự động thuộc mọi lĩnh vực.

* Chuyên ngành Cơ khí chính xác, quang học

Sinh viên học chuyên ngành Cơ khí chính xác, quang học được cung cấp kiến thức chung dành cho khối Khoa học Tự nhiên cùng với các kiến thức cơ bản về ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Máy và Tự động thuỷ khí, đồng thời còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Quang kỹ thuật – Chi tiết cơ cấu máy chính xác - Đồ gá công nghệ - Nguyên lý cắt - Độ chính xác cơ cấu - Thiết kế và Quang điện tử ứng dung – Màng mỏng quang học và Kỹ thuật quang sợi – Đo lường và Kiểm tra tự động - Thiết bị nghe nhìn - Thiết bị in văn phòng – Công nghệ máy chính xác… sinh viên khi ra trường có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt sửa chữa, vận hành các thiết bị đo lường công nghiệp, thiết bị quang học, thiết bị y tế, thiết bị in ấn văn phòng…

* Chuyên ngành Cơ – Tin học kỹ thuật

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Cơ – Tin học kỹ thuật không chỉ có kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên mà còn được học những kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như sinh viên chuyên ngành Máy và Tự động thuỷ khí, đồng thời còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu cảu chuyên ngành như: Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật - Hệ điều hành - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – Máy tự động và Robot – Ngôn ngữ C và C++ - Động lực học máy – Dao động phi tuyến… khi ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu và ứng dụng các nguyên lý công nghệ mới, thiết kế các máy có các bộ phận điều khiển theo chương trình, nghiên cứu các quá trình tự động hóa, xây dựng phần mềm tin học ứng dụng trong các lĩnh vực chế tạo máy, hàng không, đóng tàu, xây dựng, du hành vũ trụ…

* Chuyên ngành Ôtô

Chuyên ngành Ô tô trang bị cho sinh viên các kiến thức chung dành hco khối Khoa học Tự nhiên cùng với những kiến thức cơ bản về ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Máy và Tự động thủy khí, đồng thời còn được cung cấp kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Máy nâng chuyển – Trang bị thuỷ khí trên ôtô - Thiết kế và Tính toán động cơ ô tô - Sử dụng và Sửa chữa ô tô – Trang bị điện và Hệ thống điện tử trên ô tô – Công nghẹ khung vỏ ô tô - Chẩn đoán trạng thái ô tô… khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô cũng như các thiết bị hiện đại dùng trên ô tô và các phương tiện khác tương tự ô tô.

* Chuyên ngành Động cơ

Kỹ sư chuyên ngành Động cơ được trang bị những kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên đồng thời với kiến thức cơ bản dành cho giống như sinh viên chuyên ngành Máy và Tự động thuỷ khí, ngoài ra còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Máy nâng chuyển – Đồ gá – Máy thuỷ khí - Động lực học và Dao động - Kết cấu ô tô - Thiết kế động cơ đốt trong – Tăng áp động cơ – Trang bị động lực - Sử dụng và Sửa chữa động cơ - Điện ô tô… để sinh viên khi ra trường có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành các loại động cơ.

* Chuyên ngành Hàn và Công nghệ kim loại

Khi học chuyên ngành Hàn và Công nghệ kim loại sinh viên sẽ được học các kiến thức chung thuộc khối Khoa học Tự nhiên cùng với những kiến thức cơ chuyên sâu của chuyên ngành như: Hóa lý quá trình luyện kim - Vật liệu hàn - Thiết bị hàn – Các phương pháp hàn đặc biệt – Công nghệ hàn nóng chảy – Hàn dắp và Phun phủ - Kiểm tra chất lượng hàn… để khi ra trường sinh viên có khả năng ứng dụng thực hành vào trong thực tế đời sống.

* Chuyên ngành Kỹ thuật hàng không

Sinh viên học chuyên ngành Kỹ thuật hàng không được cung cấp các kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên.. cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như sinh viên chuyên ngành Máy và Tự động thuỷ khí, đồng thời còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Quá trình cháy của động cơ máy bay - Kết cấu vật bay – Cơ học vật bay - Điện, điện tử trên máy bay - Động cơ máy bay - Tổ chức quản lý ngành hàng không - Thiết kế máy bay - Hệ thống thuỷ lực khí nén trên máy bay và các loại phụ tùng cùng loại máy bay.

* Chuyên ngành Công nghệ và Thiết bị tạo hình biến dạng

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Công nghệ và Thiết bị tạo hình biến dạng không chỉ có kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Tự nhiên mà còn có các kiến thức cơ bản về ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Máy và Tự động thuỷ khí. Ngoài ra sinh viên chuyên ngành này còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Lý thuyết dập tạo hình – Công nghệ tạo hình vật liệu tấm – Công nghệ tạo hình khối – Cơ học vật liệu rắn biến dạng - Thiết kế chế tạo khuôn – Lò nung… để sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng chuyển giao công nghệ rèn dập tạo hình, thiết kế và sửa chữa các thiết bị dập ép, và nắm được công nghệ mới về tạo hình…

* Chuyên ngành Máy lạnh và Thiết bị nhiệt

Chuyên ngành Máy lạnh và thiết bị nhiệt trang bị cho sinh viên kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên, cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như sinh viên chuyên ngành Máy và Tự động thuỷ khí, đồng thời còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Nhiệt động kỹ thuật - Truyền nhiệt, truyền chât - Kỹ thuật lạnh cơ sở - Hệ thống cấp nhiệt - Thiết bị trao đổi nhiệt - Điều hòa không khí - Kỹ thuật sấy – Bơm, quạt, máy nén - Tự động hóa hệ thống lạnh – Lò công nghiệp – Khí cụ điện – Lò điện - Kỹ thuật lạnh ứng dụng… để khi ra trường sinh viên có khả năng ứng dụng, thực hành, thiết kế, bảo trì và vận hành các loại máy lạnh và thiết bị nhiệt.

Kỹ sư ngành Cơ khí có thể công tác tại:

+ Các Viện, Tổng cục: Viện Nghiên cứu cơ khí, Viện Cơ khí năng lượng mỏ, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động; Tổng cục Công nghiệp quốc phòng; Vụ Cơ khí luyện kim và Hóa chất…

+ TCT Cơ khí xây dựng, TCT Cơ khí công nghiệp, TĐCN Ô tô Việt Nam, TCT Máy và Thiết bị Công nghiệp, TĐCN Than – Khoáng sản Việt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên: Cty Cơ khí đóng tàu, Cty Cơ khí xây dựng, Cty Cơ khí lắp máy..

+ Các cơ quan bảo quản lưu trữ các tài liệu, thiết bị trong môi trường cần điều hòa không khí như Đài phát thanh, Đài truyền hình, các kho lưu trữ, bệnh viện…

+ Các phòng chức năng: Quản lý sản xuất công nghiệp, Quản lý kỹ thuật và An toàn công nghiệp, Quản lý công nghệ… tại Sở Công nghiẹp, Sở Khoa học và Công nghệ… trên toàn quốc.

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Cơ khí.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 13) Ngành Sư phạm Kỹ thuật   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:17 pm

Ngành Sư phạm Kỹ thuật trang bị cho sinh viên các kiến thức chung về Toán, Lý, Hóa: Đại số - Giải tích – Xác suất thống kê - Vật lý đại cương – Hóa học – Hình học + Vẽ kỹ thuật – Tin học – Lôgic học… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành và các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Khoa học và Công nghệ vật liệu – Ngôn ngữ lập trình - Kỹ thuật nhiệt – Máy nhiệt - Kỹ thuật điện - Điện dân dụng - Kỹ thuật điện tử - Điện tử dân dụng – Vi điện tử, điện tử công suất… ngoài ra sinh viên còn được học một số môn học thuộc phần kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm: Giáo dục học – Phương pháp dạy nghề và Hướng nghiệp – Sư phạm các môn kỹ thuật công nghiệp - Lý luận dạy học.. để sinh viên khi tốt nghiệp ra trường có thể giảng dạy môn Kỹ thuật tại các trường dạy nghề, trung cấp kỹ thuật hoặc các khoa Kỹ thuật ở các trường đại học sư phạm.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kỹ thuật có thể làm việc tại:

- Các Trường ĐH, CĐ, THCN, các cơ sở đào tạo có đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật. Dạy môn Kỹ thuật tại các trường THPT.

- Ngoài ra còn có thể làm công tác nghiên cứu, quản lý Nhà nước theo chuyên ngành tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, Viện Nghiên cứu cơ khí, Viện Luyện kim đen, Viện Công nghệ thông tin; TT. kỹ thuật và Tin học, các TT. Kiểm soát tần số khu vực và Hệ thống, cac TT. Tin học từ Trung ương đến địa phương…

+ Các Cục, Vụ: Cục kỹ thuật an toàn công nghiệp, Cục Tần số vô tuyến điện; Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Cơ khí luyện kim và Hóa chất, Vụ Công nghệ thông tin…
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 14) Ngành Công nghệ dệt – may và thời trang   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:18 pm

Ngành Công nghệ dệt – may và thời trang có các chuyên ngành

* Chuyên ngành Công nghệ dệt

Sinh viên học chuyên ngành Công nghệ dệt được cung cấp những kiến thức chung về khối A như: Đại số - Giải tích – Xác suất thống kê – Hình họa - Vật lý – Hóa học… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Sức bền vật liệu – Nguyên lý máy - Tự động hóa – Dung sai – Chi tiết máy - Vật liệu dệt – Hóa hữu cơ… đồng thời còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Công nghệ dệt kim – Công nghệ dệt – Công nghệ không dệt - Cấu trúc vải dệt thoi - Cấu trúc vải dệt kim - Dệt không thoi - Thiết kế dây chuyền dệt – Công nghệ nhuộm in hoa…

* Chuyên ngành Công nghệ may và thời trang

Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ may và thời trang không chỉ được đào tạo có kiến thức chung dành cho sinh viên khối A giống như là sinh viên chuyên ngành Công nghệ dệt mà còn được học các kiến thức cơ bản về chuyên ngành: Vật liệu may – Nhân trắc học trong may mặc - Vẽ mỹ thuật - Sức bền vật liệu – Nguyên lý máy - Tự động hóa – Dung sai – Chi tiết máy… Ngoài ra còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Thiết kế quần áo - Mỹ thuật trang phục - Quản lý sản xuất trong dệt may - Quản lý chất lượng trong dệt may - Xử lý hoàn tất sản phẩm dệt may – Công nghệ cắt may Tạo mốt thời trang - Thiết kế sản phẩm may bằng máy tính – Marketing may mặc – Công nghệ may vải kỹ thuật....

* Chuyên ngành Công nghệ hoàn tất dệt may

* Chuyên ngành Công nghệ da - giầy

Học xong chương trình sinh viên các chuyên ngành có khả năng nắm vững cách xử lý các quá trình công nghệ có liên quan đến sản xuất, thiết kế các sản phẩm chuyên ngành…

Ra trường sinh viên ngành Công nghệ dệt – may và thời trang có thể làm việc tại:

+ Các Viện: Viện Kinh tế - Kỹ thuật dệt, may, Viện Mẫu thời trang Việt Nam (FADIN), Viện Nghiên cứu và Phát triển cây bông, Viện Nghiên cứu da, giầy…

+ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, TCT Dâu tằm tơ Việt Nam, TCT Bông Việt Nam… và hàng trăm các công ty, doanh nghiệp trực thuộc: Cty Sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may, Cty Kinh doanh hàng thời trang Việt Nam, Cty Giày thời trang Việt Nam, Cty Bông Việt Nam,Cty Chuyển giao kỹ thuật dâu tằm tơ, Nhà máy Dệt lụa, Xí nghiệp Dâu tằm tơ, Xí nghiệp May xuất khẩu lụa tơ tằm…

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Công nghệ dệt – may và Thời trang.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 15) Ngành Công nghệ hóa học   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:18 pm

Ngành Công nghệ hóa học có các chuyên ngành:

* Chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu không chỉ có kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản như: Giải tích - Đại số và Hình giải tích – Hình họa – Xác suất thống kê – Phương pháp tính - Vật lý – Phương trình vi phân – Cơ lý thuyết - Vẽ kỹ thuật… mà còn được học các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Hóa công – Hóa lý – Hóa tinh thể - Hóa vô cơ – Hóa phân tích – Hóa kỹ thuật - Tự động hóa dụng cụ đo… Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Hóa học các hợp chất hữu cơ – Công nghệ chế biến (CNCB) khí – Công nghệ tổng hợp hữu cơ, hóa dầu – CNCB nhiên liệu rắn – CNCB dầu – Công nghệ sản xuất xenlulô và giấy - Sản phẩm dầu mỏ… để khi ra trường sinh viên có khả năng sản xuất, chế biến… các sản phẩm công nghệ hữu cơ, lọc, tinh chế dầu…

* Chuyên ngành Công nghệ điện hóa và Bảo vệ kim loại

Chuyên ngành Công nghệ điện hóa và Bảo vệ kim loại trang bị cho sinh viên các kiến thức chung thuộc khối Khoa học cơ bản, cùng với những kiến thức cơ bản về ngành tương tự như là sinh viên chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu, đồng thời còn được cung cấp kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Điện hóa lý thuyết – Ăn mòn kim loại - Điện hóa bề mặt – Kim loại hóa học - Vật liệu họ - Mạ điện - Điện phân thoát kim loại - Điện phân không thoát kim loại - Nguồn điện hóa học - Thiết bị điện hóa… Khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng làm các công việc liên quan đến lĩnh vực kim loại như chống ăn mòn kim loại tinh chế kim loại, sản xuất các vật dụng bằng kim loại…

* Chuyên ngành Công nghệ vật liêu silicat

Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ vật liệu silicat được trang bị những kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản, cùng với kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như sinh viên chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu, ngoài ra còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Lô silicat - Thiết bị nhà máy silicat – Hóa lý Silicat – Công nghệ vật liệu kết dính – Công nghệ gốm sứ - Công nghệ thuỷ tinh – Công nghệ vật liệu chịu lửa… Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, thực hành… tại các nhà máy cơ quan xí nghiệp có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.

* Chuyên ngành Công nghệ các hợp chất vô cơ và Phân bón hóa học

Khi học chuyên ngành Công nghệ các hợp chất vô cơ và Phân bón hóa học sinh viên sẽ được học kiến thức chung dành cho khối Khoa học cơ bản cùng với những kiến thức cơ bản về ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu, đồng thời còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Kỹ thuật chế tạo các chất sạch - Động học và Thiết bị phản ứng – Công nghệ vật liệu – Ăn mòn kim loại – Công nghệ các hợp chát chứa nitơ – Công nghệ axit sufuric – Công nghệ sản xuất phân bón vô cơ – Công nghệ sản xuất muối khoáng… để khi ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu hoặc làm việc trực tiếp tại các nhà máy phân bón hóa học.

* Chuyên ngành Công nghệ hóa lý

Sinh viên học chuyên ngành Công nghệ hóa lý được cung cấp các kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản, cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như là sinh viên chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu, đồng thời còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Hóa lý các hiện tượng bề mặt – Hóa học tính toán - Động học các quá trình điện cực – Hóa học phức chất – Lý thuyết dung dịch trong dung môi không nước – Xúc tác đồng dị thể và Xúc tác men… Khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng nghiên cứu hoặc làm việc trực tiếp tại các nhà máy cơ quan xí nghiệp có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.

* Chuyên ngành Công nghệ các vật liệu Polyme

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Công nghệ các vật liệu polyme không chỉ có kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học cơ bản mà còn được học các kiến thức cơ bản về ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu. Ngoài ra còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Hóa lý polyme – Hóa học polyme – Hóa lý polyme – Cơ sở vật liệu polyme cômpzit - Kỹ thuật sản xuất sơn - Kỹ thuật sản xuất chất dẻo - Kỹ thuật gia công chất dẻo - Kỹ thuật gia công cao su – Máy và Thiết bị gia công polyme… để sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại các nhà máy có liên quan đến lĩnh vực công nghệ các vật liệu polyme.

* Chuyên ngành Công nghệ hữu cơ xenluloza giấy

Chuyên ngành Công nghệ hữu cơ xenluloza giấy trang bị cho sinh viên kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản, cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như sinh viên chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu, đồng thời còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Hóa học các hợp chất hữu cơ – Công nghệ và Thiết bị sản xuất xenluloza – Công nghệ và Thiết bị sản xuất giấy – Công nghệ xử lý bề mặt giấy - Bảo vệ môi trường trong công nghiệp giấy xenluloza… Tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng xử lý các qúa trình sản xuất giấy.

* Chuyên ngành Qúa trình thiết bị công nghệ hóa học thực phẩm

Kỹ sư chuyên ngành Qúa trình thiết bị công nghệ thực phẩm được trang bị những kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học cơ bản và kiến thức cơ bản về nghành tương tự như sinh viên chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu, ngoài ra còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Truyền nhiệt trong hệ thống phức tạp - Kỹ thuật môi trường và Xử lý phế thải – Công nghệ màng - Kỹ thuật phản ứng.. Sau khi tôt nghiệp sinh viên có khả năng sửa chữa, vận hành, bảo dưỡng các máy móc dùng trong ngành hóa thực phẩm.

* Chuyên ngành Máy và thiết bị công nghiệp dầu khí, hóa chất

Khi học chuyên ngành Máy và thiết bị công nghiệp dầu khí, hóa chất sinh viên sẽ đựoc học các kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản, cùng với những kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành giống như sinh viên chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu đồng thời sinh viên còn được trang bị thêm một số môn học khác như: Chi tiết máy – Công nghệ chế tạo phôi – Bơm, quạt, máy nén – Công nghệ chế tạo máy… Ngoài ra sinh viên cũng sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Kỹ thuật lạnh và Hóa lỏng khí - Thiệt bị gia công vật liệu dẻo – Công nghệ hóa học và Chế biến dầu khí – Tính toán, thiết kế mày và Thiết bị hóa chất… để khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu, triển khai, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy và thiết bị của ngành Máy và thiết bị công nghiệp dầu khí, hóa chất.

· Chuyên ngành Công nghệ in

Sinh viên chuyên ngành Công nghệ in được cung cấp kiến thức chung dành cho khối Khoa học cơ bản tương tự như sinh viên các chuyên ngành Công nghệ hữu cơ, hóa dầu, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành: Hóa lý in - Đại cương về sản xuất in – Lý thuyết màu – Lý thuyết phục chế trong ngành in - Vật liệu in… Ngoài ra sinh viên cũng sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Công nghệ chế tạo khuôn in – Công nghệ in – Công nghệ gia công sau in – Cơ sở thiết kế nhà máy in – Kinh tế & tổ chức sản xuất in - Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm in - Nghệ thuật trình bày ấn phẩm… để sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan… có liên quan đến ngành in.

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ hóa học sinh viên có thể công tác tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ hóa học, Viện Công nghệ xạ hiếm, Viện Hóa học Việt Nam, Viện Hóa kỹ thuật, Viện Hóa học công nghiệp; TT. Công nghệ hóa dược và hóa sinh hữu cơ, TT. Thông tin Khoa học kỹ thuật hóa chất…

+ TCT Hóa chất Việt Nam, TCT Cao su Việt Nam, TCT Giấy Việt Nam, TCT Dầu khí Việt Nam… và các đơn vị thành viên: Cty Chế biến gỗ, các Cty Hóa chất, Cty Vật tư và Xuất nhập khẩu hóa chất, Xí nghiệp Hóa phẩm dầu khí…

+ Các phòng chức năng: Quản lý khoa học, Quản lý công nghệ, Quản lý sản xuất công nghiệp. Chế biến nông lâm sản và Ngành nghề nông thôn… trực thuộc các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Công nghệ hóa học.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: 16) Ngành Điện   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:19 pm

Ngành Điện có các chuyên ngành:

* Chuyên ngành Hệ thống điện

Sinh viên học chuyên ngành Hệ thống điện (HTĐ) ngoài việc được học các kiến thức chung dành cho khối Khoa học Tự nhiên như: Đại số - Giải tích – Xác suất thống kê – Phương pháp tính – Hóa học - Vật lý – Cơ học ứng dụng - Nhập môn tin học… còn được cung cấp những kiến thức cơ bản về Hệ thống điện – cơ sở kỹ thuật điện – Cung cấp điện – Khí cụ điện - Vật liệu điện – An toàn điện - Lưới điện… đồng thời còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Nhà máy thuỷ điện - Vận hành nhà máy điện – Quy hoạch phát triển HTĐ – Thông tin và Điều độ HTĐ - Tự động hóa HTĐ - Ổn định HTĐ… Sinh viên sẽ được thực hành các thí nghiệm đo điện, thí nghiệm kỹ thuật điện, thí nghiệm điện công nghiệp… đến khi tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng để có thể nghiên cứu, thiết kế và khai thác các công trình sản xuất truyền tải, phân phối và cung cấp điện năng…

* Chuyên ngành Thiết bị điện

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Thiết bị điện (TBĐ) có kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên giống như sinh viên chuyên ngành Hệ thống điện, cùng với các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Thiết bị chiếu sáng – TBĐ hạ áp - Truyền động điện – Cung cấp điện - Kỹ thuật đo lường… đồng thời còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Công nghệ chế tạo TBĐ - Kỹ thuật lập trình - Hệ thống thông tin công nghiệp - Thiết kế tự động TBĐ – Máy điện trong điều khiển tự động - Kỹ thuật điện lạnh - Tự động hóa và Điều khiển TBĐ – Kinh tế năng lượng – Mô hình toán và Động lực học trong TBĐ… Học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được làm thực hành ở xưởng tất cả những kiến thức đã được đào tạo. Sau khi học xong sinh viên có được vốn kiến thức cơ bản về thiết bị điện, có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến truyền tải, phân phối điện năng và đặc biệt chuyên sâu hơn về lĩnh vực thiết bị điện…

* Chuyên ngành Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp

Chuyên ngành Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp trang bị cho sinh viên các kiến thức chung dành cho khối Khoa học Tự nhiên tương tự như sinh viên chuyên ngành Hệ thống điện, cùng với những kiến thức cơ bản về chuyên ngành: Truyền động điện – Cung cấp điện – Khí cụ điện - Vật liệu điện – An toàn điện - Kỹ thuật đo lường - Điện tử tương tự… đồng thời còn cung cấp kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Phần tử tự động - Điều khiển lôgic – Trang bị điện, điện tử cho máy công cụ - Trang bị điện, điện tử cho máy công nghiệp - Tự động hóa quá trình sản xuất – Robot… sinh viên sẽ được thực hành thiết kế, vận hành các thiết bị thuộc lĩnh vực truyền động điện, tự động khống chế, ứng dụng điện tử và tin học trong điều khiển và tự động hóa xí nghiệp…

* Chuyên ngành Điều khiển tự động

Kỹ sư chuyên ngành Điều khiển tự động được trang bị những kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Tự nhiên giống như sinh viên chuyên ngành Hệ thống điện, đồng thời với kiến thức cơ bản về chuyên ngành: Lý thuyết điều khiển tự động nâng cao - Truyền động điện – Cung cấp điện – Khí cụ điện - Vật liệu điện – An toàn điện - Kỹ thuật đo lường - Kỹ thuật vi xử lý… ngoài ra còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Hệ thống điều khiển số - Vi xử lý trong điều khiển - Hệ thống điều khiển lập trình - Điều khiển phân cấp - Hệ thống thông minh - Tự động hóa qúa trình nhiệt hóa… để khi ra trường sinh viên có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị thuộc lĩnh vực điều khiển tự động…

* Chuyên ngành Đo lường

Khi học chuyên ngành Đo lường sinh viên sẽ được học kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên giống như sinh viên chuyên ngành Hệ thống điện, cùng với các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Xử lý tín hiệu nhận dạng - Cảm biến đo lường - Dụng cụ đo điện tử - Kỹ thuật interface - Kỹ thuật đo lường - Xử lý tín hiệu nhận dạng… đồng thời sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Hệ thống thông tin đo lường – Đo sinh hóa sinh học – Đo và Kiểm tra môi trường - Điều khiển quá trình sản xuất… để khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại các cơ quan, nhà máy xí nghiệp có liên quan đến chuyên ngành Đo lường.

* Chuyên ngành Công nghệ nhiệt

Sinh viên học chuyên ngành Công nghệ nhiệt được cung cấp các kiến thức chung dành cho khối Khoa học Tự nhiên tương tự như sinh viên chuyên ngành Hệ thống điện, cùng với những kiến thức cơ bản về chuyên ngành: Nhiệt động - Truyền nhiệt – Lò hơi – Lý thuyết cháy – Chi tiết máy – An toàn lao động nhiệt điện… đồng thời còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Tự động hóa quá trình nhiệt - Thiết bị điện nhiệt và sấy – Máy năng lượng có cánh - Vật liệu thiết bị nhiệt – Máy lạnh và Điều tiết không khí… khi ra trường sinh viên có khả năng vận hành, sửa chữa được các thiết bị như điều hòa, lò sấy, lò hơi…

Sau khi tốt nghiệp ngành Điện có thể công tác tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện nghiên cứu Điện tử - Tin học - Tự động hóa, Viện Năn lượng, TT. Điều độ hệ thống điện Quốc gia, TT. Thông tin và Dịch vụ khách hàng qua ngành điện…

+ Các Cục, Vụ: Cục Đièu tiết điện lực, Cục Tần số vô tuyến điện, Vụ Khoa học công nghệ các ngành kinh tế, Vụ Công nghiệp công nghệ thông tin…

+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, TCt Thiết bị kỹ thuật điện.. và các công ty, đơn vị trực thuộc: các Cty Truyền tải điện, Cty Điện lực, các Cty Chế tạo thiết bị điện, Cty Dây và Cáp điện Việt Nam…

+ Các phòng chức năng: Quản lý điện, Quản lý kỹ thuật và An toàn công nghiệp… tại các Sở như: Sở Điện lực, Sở Công nghiệp… ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Điện.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội   [Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Giới thiệu] Trường đại học Bách khoa Hà Nội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Giới thiệu] Khoa Luật trực thuộc ĐHQG Hà Nội
» [Giới thiệu] Khoa sư phạm trực thuộc ĐHQG Hà Nội
» [Giới thiệu] Trường Đại học khoa học tự nhiên
» [Giới thiệu] Trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
» [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯) :: Đại hoc :: Giới thiệu-
Chuyển đến