(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)

Chào mừng các bạn đã đến với forum của trường THPT Trần Phú.
 
Trang ChínhPortailTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân

Go down 
Tác giảThông điệp
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân Empty
Bài gửiTiêu đề: [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân   [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:20 pm

Địa chỉ: 207 Giải Phóng, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội, Hà Nội
Điện thoại: 04.8694222 - 8697063
Website: http://www.neu.edu.vn
Thông tin chung

* Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐHKTQD) thành lập năm 1956, là cơ sỏ đào tạo, nghiên cứu khoa học kinh tế, hoạch định chính sách kinh tế và chiến lược kinh doanh…
* Trường ĐHKTQD có tổng số 1.117 giáo viên, cán bộ công nhân viên, trong đó có 26 Giáo sư, 69 Phó Giáo sư, 207 Tiến sĩ, 250 Thạc sĩ, 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ưu tú.
* Trường ĐHKTQD hiện đang đào tạo các bậc: Đại học, Sau đại học với 2 loại hình đào tạo chính: chính quy và vừa học vừa làm…

Một số thông tin quan trọng khác

1. Đặc điểm tuyển sinh


- Trường ĐH KTQD tuyển sinh trong cả nước và tuyển sinh theo khối A. Từ năm 2006 Trường ĐHKTQD có tuyển sinh thêm khối D1.

- Điểm trúng tuyển của Trường ĐH KTQD trước năm 2002 lấy theo tiêu chuẩn trường, nhưng từ năm 2002 đến nay được lấy theo nhóm ngành mà thí sinh ĐHDT. (Xem bảng 2).

- Trường ĐH KTQD có mở 1 lớp Tài chính (452) đào tạo theo chương trình tiên tiến, giảng dạy bằng tiếng anh nếu bạn học tốt tiếng Anh nên ĐKDT vào lớp này.

2. Một số lưu ý

- Trường ĐH KTQD là một trong những trường lớn nhất cả nước có nhiệm vụ đào tạo các cán bộ có kiến thức kinh tế tổng hợp nên chỉ tiêu đào tạo mà Bộ GDDT giao cho trường hàng năm tương đối nhiều và có xu hướng tăng dần lên (xem bảng 1).

- Số lượng các thí sinh ĐKDT cào trường ĐH KTQD từ năm 2002 trở lại đây có xu hướng giảm. Tỉ lệ “chọi” của trường ĐH KTQD từ 2003 đến 2006 có biến động nhưng không nhiều, và tuân theo quy luật cứ năm trước tăng thì năm sau giảm. (Xem bảng 2).

- Theo số liệu ở bảng 2 ta thấy so với điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định thì điểm trúng tuyển của Trường ĐH KTQD vẫn tương đối cao, có những ngành lấy điểm trúng tuyển rất cao (ví dụ: năm 2006 ngành kế toán – khối A lấy 26 điểm- với mức điểm này nếu bạn không có học lực xuất sắc thì không thể trúng tuyển)

-Nhìn chung điểm trúng tuyển của Trường ĐH KTQD từ khi Bộ GD&ĐT áp dụng phương án tuyển sinh “3 chung” tăng dần. Tuy nhiên đến năm 2006 điểm trúng tuyển có xu hướng giảm đi so với năm 2005( đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các trường trong mùa tuyển sinh năm 2006) nhưng so với các năm trước năm 2005 thì mức điểm này vẫn khá cao. (Xem bảng 2).

-Do đó, nếu bạn có nguyện vọng trở thành cử nhân ngành kinh tế, bạn nên thận trọng xem xét và tìm hiểu thêm về các trường đại học khác(Khoa Kinh tế - Trường ĐHQG Hà Nội, Đại học Thương mại …) có đào tạo cử nhân một số ngành kinh tế mà tỉ lệ “chọi” và điểm trúng tuyển thấp hơn Trường ĐH KTQD để ĐKDT.

- Qua 2 bảng trên chúng tôi dự kiến năm tới số lượng thí sinh ĐKDT vào trường sẽ tăng không nhiều.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân Empty
Bài gửiTiêu đề: 1) Ngành Tiếng Anh   [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:21 pm

Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại

Sinh viên khi học ngành Tiếng Anh được trang bị những kiến thức chung dành cho khối Khoa học cơ bản: Nhập môn ngôn ngữ học – Tiếng Việt thực hành – Cơ sở văn hóa Việt Nam – Kinh tế học... bước đầu đi vào chuyên ngành với các kiên thức cơ bản về ngành như: Ngữ âm, âm vị, ngữ pháp tiếng Anh – Quan hệ kinh tế quốc tế - Kinh tế ngoại thương – Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Tài chính kế toán – Dịch và phong cách học.. cùng với những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Tiếng Anh thương mại – Thanh toán quốc tế - Marketing quốc tế - Đầu tư nước ngoài … đồng thời sinh viên ngành này còn được bổ trợ kiến thức chuyên ngành với các môn học lựa chọn như: Tiếng Anh – Tiếng Nga – Tiếng Pháp – Tiếng Nhật – Bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế - Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại… Sau khi học xong, cử nhân Tiếng Anh có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong các hoạt động kinh doanh, trong các doanh nghiệp…

Sinh viên học chuyên ngành Tiếng Anh thương mại sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

+ Các Cục, Vụ: Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Xuất khẩu lao động; Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Kế hoạch và Đầu tư…

+ Các phòng chức năng: Quản lý thương mại, Hợp tác quốc tế, Quản lý xuất nhập khẩu, Xúc tiến thương mại du lịch, Xúc tiến đầu tư… trực thuộc các Sở: Sở Thương mại, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Du lịch… trên địa bàn toàn quốc.

+ Các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp, các công ty có hoạt động quan hệ với đối tác nước ngoài: TCT Du lịch Việt Nam, TCT Thương mại xuất nhập khẩu, TCT Xuất nhập khẩu… và các đơn vị thành viên: các Cty Thương mại và Đầu tư, Cty Xuất nhập khẩu, Cty Du lịch xuyên Việt, Cty Lữ hành…

+ Các công ty dịch thuật, các nhà máy xuất bản, các cơ quan thông tấn báo chí… có hoạt động liên quan đến thương mại; Làm trợ lý các dự án hợp tác quốc tế, thư ký tại các tổ chức xã hội…

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN, các cơ sở dạy ngoại ngữ.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân Empty
Bài gửiTiêu đề: 2) Ngành Luật học   [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:21 pm

Chuyên ngành Luật Kinh doanh

Sinh viên học chuyên ngành Luật Kinh doanh được cung cấp những kiến thức chung dành cho khối Khoa học cơ bản: Xây dựng văn bản pháp luật – Kinh tế vi mô – Kinh tế vĩ mô – Lịch sử các học thuyết kinh tế - Toán cao cấp… cùng với các kiến thức cơ bản về ngành: Luật Hiến pháp – Luật Thương mại – Luật Thương mại quốc tế… đồng thời còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Pháp luật kinh doanh Việt Nam – Luật Tài chính – Luật Thương mại quốc tế - Luật Lao động – Công pháp và Tư pháp quốc tế - Xây dựng văn bản pháp luật… Sinh viên chuyên ngành Luật kinh doanh khi ra trường có khả năng tư vấn, phát triển và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo và ký kết các hợp đồng; phát hiện và đề xuất những tình huống pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh…

Sau khi tốt nghiệp ngành Luật Kinh doanh sinh viên có thể làm việc tại:

+ Viện Khoa học pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý, Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế…

+ Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân từ Trung ương đến địa phương.

+ Các phòng chức năng: Pháp chế, Thanh tra, Tư vấn… tại các cơ quan, daonh nghiệp, các tổ chức kinh doanh… có hoạt động liên quan đến kinh doanh.

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Luật Kinh doanh.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân Empty
Bài gửiTiêu đề: 3) Ngành Khoa học máy tính   [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:21 pm

Chuyên ngành Công nghệ thông tin

Khi học ngành Khoa học máy tính sinh viên sẽ được trang bị bên cạnh những kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên: Vật lý – Hóa học – Nhập môn tin học – Xác suất thống kê – Toán rời rạc… là các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Kiên trúc máy tính – Nguyên lý ngôn ngữ lập trình – Công nghệ thông tin trong quản lý kinh tế… đồng thời sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Lập trình Visual Basic – Lập trình hướng đối tượng – Phân tích và thiết kế hệ thống – Lập trình mạng… bên cạnh đó ngành còn cung cấp để sinh viên có kiến thức bổ trợ chuyên ngành: Mạng máy tính và truyền số liệu – Quản trị mạng – Công nghệ phần mềm… để sau khi ra trường sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin có khả năng nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của xã hội; có năng lực tham mưu, tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện việc vận hành, bảo trì và khai thác các hệ thống máy tính trong các lĩnh vực khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ, quốc phòng…

Ra trường, sinh viên học chuyên ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ thông tin (CNTT), Viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học – Tự động hóa, Viện chiến lược bưu chính viễn thông và CNTT, Viện Ứng dụng công nghệ; TT. Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, TT. Giao dịch công nghệ, các TT. Thông tin trực thuộc các Bộ, Tổng cục…

+ Các Cục, Vụ: Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Cục CNTT và Thống kê hải quan, Cục Quản lý chất lượng bưu chính viễn thông và CNTT, Cục Ứng dụng CNTT, Vụ Công nghiệp CNTT, Vụ Viễn thông, Vụ Khoa học công nghệ…

+ Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Điện tử và Tin học Việt Nam, TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam, TCT Hàng không Việt Nam… và các công ty, đơn vị trực thuộc: Cty Điện toán và Truyền số liệu, Cty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam, Cty Điện tử viễn thông VTC, Cty Phát triển công nghệ thông tin VTC, các Cty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế…

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về Công nghệ thông tin.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân Empty
Bài gửiTiêu đề: 4) Ngành Hệ thống - Thông tin kinh tế   [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:22 pm

Ngành Hệ thống - Thông tin kinh tế có các chuyên ngành:

(1) Chuyên ngành Tin học kinh tế

Chuyên ngành Tin học kinh tế trang bị cho sinh viên kiến thức chung của Toán, nhóm ngành Kinh tế tương tự như sinh viên các ngành Kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh… cùng với những kiên thức cơ bản dành cho ngành Hệ thống – Thông tin kinh tế: Hệ thống thông tin quản lý – Cơ sở lập trình – Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Mạng và truyền thông… đồng thời còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Kỹ thuật lập trình – Hệ điều hành và máy vi tính – Mạng máy tính – Công nghệ phần mềm – Lập trình hướng đối tượng… để sau khi tốt nghiệp sinh viên chuyên ngành Tin học kinh tế có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ tin học để giải quyết các bài toán kinh tế thường gặp trong quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh; có khả năng phân tích, thiết kế và cài đặt một hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xây dựng và quản lý một dự án về công nghệ phần mềm…

(2) Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý

Sinh viên chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý được cung cấp ngoài kiến thức chung về Toán, nhóm ngnàh Kinh tế giống như sinh viên các ngành Kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh… còn có những kiến thức cơ bản dành cho ngành Hệ thống – Thông tin Kinh tế tương tự chuyên ngành Tin học kinh tế; bên cạnh đó sinh viên chuyên ngành này còn được trang bị khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Truyền thông dữ liệu trong kinh doanh – Quản trị hệ thống thông tin – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – Phân tích và thiết kế hệ thống – Hệ thống thông tin Kế toán… Sinh viên sau khi học xong chương trình sẽ có khả năng tổ chức thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin kinh tế - xã hội, đề xuất và kiến nghị trong lĩnh vực quản lý mạng thông tin trong các doanh nghiệp, vi tính hóa các thao tác quản lý cũng như thiết kế các phần mềm tin học phục vụ công tác quản lý…

Sau khi tốt nghiệp ngành Hệ thống – Thông tin kinh tế sinh viên có thể công tác tại:

+ Các Trung tâm: TT. Thông tin kinh tế và Hợp tác phát triển khu vực, TT. Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, TT. Nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý…

+ Các phòng ban: Thông tin kinh tế, Quản lý kinh tế và An toàn công nghiệp… tại các Ngân hàng, Kho bạc, các đơn vị sản xuất kinh doanh…

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Hệ thống – thông tin kinh tế.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân Empty
Bài gửiTiêu đề: 5) Ngành Kế toán   [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:22 pm

Ngành Kế toán có các chuyên ngành

(1)Chuyên ngành Kế toán tổng hợp

Bên cạnh các kiến thức chung về Toán, nhóm ngành Kinh tế được học giống như sinh viên ngành Kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh thì sinh viên chuyên ngành Kế toán tổng hợp còn được cung cấp những kiến thức cơ bản dành cho ngành Kế toán: Tài chính – Tiền tệ - Nguyên lý thống kê kinh tế - Luật Kinh tế - Nguyên lý kế toán – Kế toán tài chính – Kế toán quản trị … đồng thời được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: kế toán tài chính doanh nghiệp – Kiểm toán tài chính – Tổ chức hạch toán kế toán – Kế toán quốc tế - Kế toán máy… Ngoài ra sinh viên cũng sẽ được học một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Phân tích hoạt động kinh doanh – Quản trị kinh doanh công nghiệp… Tốt nghiệp ra trường, sinh viên chuyên ngành này có khả năng xây dựng mô hình chung về tổ chức hạch toán ở doanh nghiệp, lập chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và tổ chức kế toán quản trị, lập và phân tích báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác có khả năng hướng dẫn, tư vấn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp lý, các mô hình tổ chức hạch toán đã xây dựng…

(2) Chuyên ngành Kiểm toán

Cử nhân chuyên ngành Kiểm toán không chỉ được đào tạo để có kiến thức chung dành cho Toán và nhóm ngành Kinh tế giống như sinh viên các ngành Kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh, mà còn được học các kiến thức cơ bản về Kế toán tương tự như chuyên ngành Kế toán tổng hợp. Ngoài ra nhà trường cũng cung cấp để sinh viên có những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Kiểm toán nghiệp vụ - Kiểm toán tài chính – Kiểm soát quản lý – Kế toán tài chính – Phân tích báo cáo tài chính… Không những thế sinh viên sẽ được trang bị một số môn học lựa chọn để bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Kế toán máy – Tài chính doanh nghiệp – Phân tích hoạt động kinh doanh – Kế toán quản trị… Sau khi học xong chương trình cử nhân chuyên ngành Kiểm toán có khả năng hoạch định chính sách và tổ chức hoạt động kiểm toán, lập chứng từ kế toán, kiểm tra sổ sách báo cáo kế toán, lập báo cáo kiểm toán nội bộ, xây dựng được các mô hình chung về tổ chức kiểm toán ở doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau…

Sinh viên học ngành Kế toán sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại:

+ Các Tổng cục, Cục, Vụ: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Vụ Tài chính kế toán, Vụ Chế độ kế toán…

+ Các phòng chức năng: Kế toán, Quản lý ngân sách… tại các Sở: Sở Tài chính, Sở Du lịch và Thương mại, Sở Công nghiệp… ở khắp các tỉnh, thành phố.

+ Các nhà máy xí nghiệp, công ty, tổng công ty trên địa bàn toàn quốc hoạt động trên khắp các lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng: Hệ thống các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, TCT Xây dựng Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Điện lực Việt Nam, TCT Xây dựng Việt Nam… và các đơn vị trực thuộc: Cty Kiểm toán và Định gía Việt Nam, Cty Tài chính…

+ Các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng soạn thảo văn bản pháp lý về kế toán, kiểm toán nói riêng và về kinh tế quản lý nói chung, các cơ quan kiểm tra tài chính…

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo cá ngành Kế toán.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân Empty
Bài gửiTiêu đề: 6) Ngành Quản trị kinh doanh   [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:22 pm

Ngành Quản trị kinh doanh có các chuyên ngành:

Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh không chỉ được trang bị kiến thức chung dành cho nhóm ngành Kinh tế và Toán giống như cử nhân ngành Kinh tế, mà còn được cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành Quản trị kinh doanh: Marketing căn bản – Quản trị học – Quản trị chiến lược – Quản trị nhân lực – Quản trị tài chính… đồng thời cũng tùy từng chuyên ngành sinh viên theo học mà nhà trường sẽ đào tạo khối kiên thức chuyên sâu của chuyên ngành riêng như:

(1) Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp: Quản trị chi phí – Quản trị sản xuất và tác nghiệp – Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp – Kỹ năng quản trị - Quản trị văn phòng – Quản trị chất lượng…

(2) Chuyên ngành Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng: Kinh tế và quản lý công nghiệp – Quản lý xây dựng – Quản trị doanh nghiệp – Kỹ năng quản trị - Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp – Quản trị chất lượng – Đạo đức kinh doanh…

(3) Chuyên ngành Quản trị chất lượng: Quản lý chất lượng (CL) của doanh nghiệp – Chi phí, CL và hiệu quả - Thiết kế hệ thống CL – Chiến lược và chính sách CL – Thống kê CL…

(4) Chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại: Quản trị rủi ro – Nghiệp vụ ngoại thương – Soạn thảo hợp đồng kinh tế - Thương mại điện tử…

(5) Chuyên ngành Marketing: Quản trị marketing – Nghiên cứu marketing – Quản trị gía trong doanh nghiệp – Quản trị kênh marketing – Quản trị quảng cáo và xúc tiến hỗn hợp…

(6) Chuyên ngành Quản trị quảng cáo: Quản trị quảng cáo – Quản trị marketing – Chiến lược phương tiện quảng cáo – Quảng cáo trên internet – Tâm lý học quảng cáo – Marketing dịch vụ…

(7) Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn: Quản trị kinh doanh khách sạn, nhà hàng – Kinh tế du lịch – Marketing du lịch – Quản trị doanh nghiệp du lịch…

(6 Chuyên ngành Quản trị kinh doanh lữ hành và Hướng dẫn du lịch: Quản trị kinh doanh lữ hành – Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch – Marketing du lịch…

(9) Chuyên ngành Quản trị nhân lực: Quản trị nhân lực – Tổ chức và định mức lao động – Kinh tế lao động – Tâm lý xã hội học lao động – Phân tích lao động xã hội…

(10) Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế: Quản trị dự án đầu tư quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – Nghiệp vụ ngoại thương – Thanh toán quốc tế - Marketing quốc tế…

(11) Chuyên ngành Thống kê dinh doanh: Thống kê doanh nghiệp – Thống kê chất lượng – Thống kê kinh tế - Thống kê doanh nghiệp bảo hiểm…

(12) Chuyên ngành Đánh giá gía trị: Đánh gía giá trị - Định gía hàng hóa và dịch vụ - Đánh giá gía trị bất động sản, đất đai – Đánh giá giá trị doanh nghiệp – Đánh giá giá trị máy móc thiết bị…

(13) Chuyên ngành Thương mại quốc tế: Quản trị kinh doanh thương mại quốc tế - Marketing thương mại quốc tế - Quản trị doanh nghiệp thương mại…

(14) Chuyên ngành Quản trị kinh doanh bất động sản: Kinh doanh bất động sản (BĐS) – Thị trường BĐS – Chiến lược kinh doanh BĐS – Lập dự án đầu tư BĐS – Lập dự án đầu tư BĐS – Quản lý BĐS…

Tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nói chung sẽ có khả năng hoạch định chiến lược và chính sách quản lý, kinh doanh lĩnh vực chuyên ngành đồng thời có khả năng thông thạo từ một đến hai ngoại ngữ và sử dụng tốt công cụ tin học trong công việc…

Ra trường, sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm, Cục,Vụ: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện Nghiên cứu chiến lược; TT. Tư vấn quản lý và đào tọa; Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Xúc tiến thương mại; Vụ Chính sách thị trường trong nước, Vụ Chính sách thương mại đa biên…

+ Các doanh nghiệp, công ty, tổng công ty trên địa bàn toàn quốc hoạt động trên khắp các lĩnh vực: TCT Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp, các TCT Xây dựng, TCT Du lịch Việt Nam, TCT Thương mại xuất nhập khẩu, Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam, TCT Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam… và các đơn vị trực thuộc.

+ Các phòng chức năng: Kế hoạch tổng hợp, Quản lý xuất nhập khẩu, Quản lý thương mại… tại các Sở: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Thương mại… của 64 tỉnh, thành phố.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Quản trị kinh doanh.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân Empty
Bài gửiTiêu đề: 7) Ngành Ngân hàng – Tài chính   [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:23 pm

Ngành Ngân hàng – Tài chính trang bị cho sinh viên ngoài các kiên thức chung về Toán và nhóm ngành Kinh tế tương tự như sinh viên ngành Kinh tế thì ngành còn cung cấp để sinh viên có những kiến thức cơ bản dành cho Ngân hàng – Tiền tệ - Lý thuyết tài chính tiền tệ - Tài chính doanh nghiệp… Không những thế sinh viên còn được đi vào nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như:

(1) Chuyên ngành Ngân hàng: Ngân hàng thương mại – Tài chính doanh nghiệp – Thanh toán quốc tế - Nghiệp vụ ngân hàng phát triển – Lập và thẩm định dự án đầu tư tín dụng – Nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước – Marketing ngân hàng…

(2) Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp: Tài chính công – Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Thị trường chứng khoán – Phân tích tài chính – Thẩm định tài chính dự án…

(3) Chuyên ngành Tài chính quốc tế: Đầu tư quốc tế - Tài chính công ty đa quốc gia – Thanh toán quốc tế - Thuế quốc tế…

(4) Chuyên ngành Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán – Nghiệp vụ môi giới chứng khoán – Nghiệp vụ phân tích và đầu tư chứng khoán – Nghiệp vụ phát hành và kinh doanh chứng khoán…

(5) Chuyên ngành Tài chính công: Tài chính công – Quản lý công sản – Thẩm định tài chính dự án…

Ra trường, cử nhân các chuyên ngành đều sẽ có khả năng nghiên cứu, quản lý và hoạch định các chính sách chiến lược nhằm giải quyết những vấn đề chuyên môn có liên quan đến những chuyên ngành…

Sinh viên học ngành Ngân hàng – Tài chính sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm, Tổng cục, Cục, Vụ: Viện Nghiên cứu tài chính; các TT. Giao dịch chứng khoán trên địa bàn toàn quốc; Tổng cục Thuế; Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Cục Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế; Vụ Tài chính kế toán, Vụ Chế độ kế toán, Vụ Chính sách thuế, Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ…

+ Các cơ quan kinh tế tiền tệ, các tổ chức tín dụng, các công ty cho thuê tài chính, bảo hiểm, mua bán nợ, kiểm toán trong nước và quốc tế như: hệ thống các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các Cty Bảo hiểm nhân thọ, Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam..

+ Các phòng chức năng: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính hành chín sự nghiệp, Quản lý ngân sách… tại các Sở Tài chính, Sở Giao dịch… ở các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Ngân hàng – Tài chính.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân Empty
Bài gửiTiêu đề: 8) Ngành Kinh tế   [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:23 pm

Sinh viên khi theo học ngành Kinh tế sẽ được cung cấp các kiến thức chung về Toán, nhóm ngành Kinh tế như: Đại số tuyến tính và Giải tích toán học – Hệ phương trình tuyến tính – Phương trình vi phân – Phương trình sai phân – Xác suất thống kê – Kinh tế vi mô – Kinh tế vĩ mô… cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành: Kinh tế lượng – Nguyên lý thống kế kinh tế - Tài chính – Tiền tệ - Kinh tế phát triển – Kinh tế công cộng – Kinh tế môi trường … để trên nền những kiến thức cơ sở này nhà trường sẽ trang bị khói kiến thức chuyên sâu của từng chuyên ngành mà sinh viên theo học:

(1) Chuyên ngành Kinh tế đầu tư: Kinh tế đầu tư – Lập dự án đầu tư – Luật Đầu tư trong nước và nước ngoài – Quản lý đầu tư – Bảo hiểm rủi ro đầu tư… bên cạnh đó còn cung cấp rất nhiều môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức cho sinh viên chuyên ngành: Kinh tế bảo hiểm – Khoa học quản lý – Kinh tế quốc tế - Thương mại quốc tế.

(2) Chuyên ngành Kế hoạch: Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội – Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội – Quy hoạch phát triển – Kế hoạch kinh doanh – Chiến lược kinh doanh…

(3) Chuyên ngành Kinh tế quốc tế: Kinh tế phát triển – Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội – Kế hoạch hóa phát triển – Quản lý phát triển – Chính sách phát triển…

(4) Chuyên ngành Kinh tế phát triển: Kinh tế phát triển – Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội – Kế hoạch hóa phát triển – Quản lý phát triển – Chính sách phát triển…

(5) Chuyên ngành Kinh tế và quản lý môi trường: Kinh tế môi trường – Quản lý môi trường – Đánh giá tác động môi trường(EIA) – Thống kê môi trường – Hạch toán quản lý môi trường…

(6) Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý đô thị: Kinh tế đô thị - Quản lý đô thị - Quy hoạch đô thị - Phân tích chính sách phát triển đô thị - Kinh tế vùng và đô thị - Lập và phân tích dự án đô thị - Quản lý đất đai và nhà ở - Quản lý các dự án đô thị…

(7) Chuyên ngành Quản lý kinh tế: Tâm lý học quản lý kinh tế - Quản lý chiến lược – Lãnh đạo và kiểm tra – Quản lý một số lĩnh vực trong doanh nghiệp – Giao tiếp và đàm phán…

(6 Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Kinh tế nông nghiệp, nông thôn – Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp – Phân tích chính sách nông nghiệp – Marketing nông nghiệp…

(9) Chuyên ngành Tóan kinh tế: Tối ưu hóa – Lý thuyết mô hình – Thống kê thực hành – Kinh tế lượng – Mô hình toán trong tài chính công ty – Mô hình phân tích và định gía tài sản tài chính…

(10) Chuyên ngành Toán tài chính: Tối ưu hóa – Lý thuyết mô hình – Thống kê thực hành – Kinh tế lượng – Mô hình toán trong tài chính công ty – Mô hình toán trong kinh tế quốc tế…

(11) Chuyên ngành Thống kê kinh tế xã hội: Thống kê (TK) kinh tế - TK công nghiệp – nông nghiệp – TK thương mại, đầu tư xây dựng – TK du lịch – TK dân số - TK bảo hiểm…

(12) Chuyên ngành Kinh tế địa chính: Kinh tế tài nguyên đất – Quy hoạch đất đai – Nguyên lý thị trương nhà đất – Phương pháp định gía bất động sản…

(13) Chuyên ngành kinh tế Bảo hiểm xã hội: Quản trị kinh doanh bảo hiểm – Thống kê bảo hiểm – Kế toán bảo hiểm – Luật bảo hiểm – Quản trị rủi ro bảo hiểm – Tái bảo hiểm…

(14) Chuyên ngành Bảo hiểm xã hội: An sinh xã hội – Bảo hiểm xã hội – Kế toán doanh nghiệp bảo hiểm – Kế toán Bảo hiểm xã hội – Quản lý Bảo hiểm xã hội – Quản trị kinh doanh bảo hiểm…

(15) Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công: Kinh tế và quản lý một số lĩnh vực công – Quản lý tổ chức công – Quản lý nguồn nhân lực công – Tài chính công – Marketing công…

(16) Chyên ngành Kinh tế học: Phân tích kinh tế vi mô và vĩ mô – Cơ sở chính sách kinh tế - Kinh tế lượng trong phân tích và dự báo kinh tế… ngoài ra chuyên ngành còn cung cấp cho sinh viên một số môn học lựa chọn nhằm bổ trợ kiến thức như: Kinh tế học chi tiêu công cộng – Lập và quản lý các dự án đầu tư…

Tốt nghiệp các chuyên ngành của ngành Kinh tế sinh viên sẽ có khả năng phân tích, đánh giá, tổ chức triển khai và quản lý các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực chuyên ngành, đồng thời có khả năng nghiên cứu, tư vấn, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực chuyên ngành nói riêng…

Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế sinh viên có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương, Viện Chiến lược phát triển; TT. Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, TT. Nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý…

+ Các Vụ, Cục: Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Kinh tế nông nghiệp, Vụ Kinh tế công nghiệp, Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Lao động – Tiên lương, Vụ Tổ chức cán bộ; Cục Kinh tế, Cục Đầu tư nước ngoài…

+ Các doanh nghiệp, công ty, nhà máy, xí nghiệp trong nước hoặc có quan hệ hợp tác với nước ngoài hoạt động ở tất cả các ngành kinh tế: TCT Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp, TCT Xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TCT Xây dựng công nghiệp Việt Nam, TCT Du lịch Việt Nam, TCT Thương mại xuất nhập khẩu, Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam, TCT Vật tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam, TCT Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam… và các đơn vị thành viên.

+ Các phòng chức năng: Kinh tế ngành, Kinh tế đối ngoại, Kế hoạch tổng hợp… tại cá Sở: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội… thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước. Làm tại Văn phòng ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế…

+ Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo các chuyên ngành Kinh tế.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân   [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế quốc dân
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Giới thiệu] Trường đại học Kinh tế HCM
» [Giới thiệu] Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG Hà Nội
» [Giới thiệu] Học viện Báo chí tuyên truyền
» Thiết bị xông hơi cá nhân H Thiết bị xông hơi cá nhân HOMESPA IG-170B tiện dụng [img
» [Giới thiệu] Trường đại học Mở bán công Tp.HCM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯) :: Đại hoc :: Giới thiệu-
Chuyển đến