(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯)

Chào mừng các bạn đã đến với forum của trường THPT Trần Phú.
 
Trang ChínhPortailTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải

Go down 
Tác giảThông điệp
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:25 pm

Địa chỉ: P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội, Hà Nội
Điện thoại: 04.8333538
Website: http://www.uct.edu.vn
Thông tin chung

* Trường Đại học Giao thông Vận tải (ĐHGTVT) được thành lập ngày 15/11/1945, là trung tâm đầu ngành của cả nước về đào tạo, nghiên cứu lĩnh vực giao thông vận tải.
* Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường ĐHGTVT gồm 409 người, trong đó có 1 Giáo sư, 19 Phó Giáo sư, 107 Tiến sĩ và 75 Thạc sĩ.
* Trường ĐHGTVT có các loại hình đào tạo chính: chính quy, vừa học vừa làm, với các cấp độ đào tạo: Đại học, Sau đại học.

Một số thông tin quan trọng khác

1. Đặc điểm tuyển sinh


- Trường ĐHGTVT tuyển sinh trong cả nước và tuyển sinh khối A.

- Điểm trúng tuyển của Trường ĐHGTVT lấy chung cho cả trường.

- Trường ĐH GTVT có 2 lớp đào tạo kỹ sư tài năng là lớp Cầu Anh và lớp Cầu Pháp. Sinh viên học 2 ngành này được hưởng nhiều chế độ ưu tiên, có thể ra nước ngoài học và bảo vệ đồ án.

2. Một số lưu ý

- Chỉ tiêu đào tạo mà Bộ GD&ĐT giao cho Trường ĐH GTVT từ năm 2002 đến nay có xu hướng tăng dần, đến năm 2006 tăng 550 chỉ tiêu so với năm 2002. (Xem bảng 1).

- Từ năm 2002 đến nay số lượng thí sinh ĐKDT vào trường giảm tỉ lệ “chọi” của Trường ĐH GTVT trong những năm gần đây so với mặt bằng chung thì không cao lắm. Tuy nhiên năm 2006 số lượng thí sinh ĐKDT vào trường lại tăng lên xấp xỉ bằng năm 2003 do đó tỉ lệ “chọi” đã cao hơn so năm trước. (Xem bảng 2).

- Điểm trúng tuyển của Trường ĐH GTVT (cơ sở 1) qua các năm nhìn chung tương đối cao so với mặt bằng chung và cao hơn so với điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định. Điểm trúng tuyển thường xê dịch từ 19.5 đến 22.0 điểm. Điều này cho thấy nếu bạn không có lực học khá trở lên thì khó có khả năng thi đỗ vào trường. Những bạn có lực học trung bình khá phải thận trọng khi lựa chọn vì từ năm 2003 đến nay mức điểm trúng tuyển thường từ 20.0 điểm trở lên. (Xem bảng 2).

- Điểm trúng tuyển giữa cơ sở 1 và cơ sở 2 có sự chênh lệch nhau khá lớn như năm 2006 chênh nhau 7 điểm (20/13) (xem chi tiết ở bảng 2). Do đó các bạn thí sinh ở khu vực miền Trung, hoặc có điều kiện học tại thành phố Hồ Chí Minh nên ĐKDT vào cơ sở 2 vì cơ hội đến với bạn sẽ nhiều hơn.

- Trường ĐH GTVT có tuyển NV2 cho cơ sở 2.

- Chất lượng đầu vào của sinh viên Trường ĐH GTVT tương đối cao. Trong qúa trình học, sinh viên lại được trang bị các kiến thức chuyên sâu và rộng, có khả năng làm việc độc lập nên khi ra trường có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn sinh viên các trường khác. Chính vì thế mà Trường ĐH GTVT hiện nay được đánh giá là trường có tỉ lệ học sinh ra trường có việc làm ngay cao nhất.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 1) Ngành Kế toán   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:25 pm

Tương tự khung chương trình đào tạo của ngành Kế toán tại Trường ĐH kinh tế quốc dân, chương trình đào tạo ngành này của Trường ĐH GTVT cũng bao gồm kiên thức chung, kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành.

Ngành Cơ khí chuyên dùng có các chuyên ngành:

(1) Chuyên ngành Máy xây dựng và xếp dỡ; (2) Chuyên ngành Cơ giới hóa xây dựng giao thông; (3) Chuyên ngành Cơ khí giao thông công trình; (4) Chuyên ngành Trang thiết bị mặt đất hàng không; (5) Chuyên ngành cơ khí ô tô; (6) Chuyên ngành Đầu máy; (7) Chuyên ngành Toa xe; (8) Chuyên ngành Đầu máy – Toa xe
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 2) Ngành Công nghệ thông tin   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:26 pm

1) Chuyên ngành Công nghệ phần mềm;

2) Chuyên ngành Hệ thống thông tin

Cũng giống như chương trình đào tạo các chuyên ngành cùng tên trên của Trường ĐH Bách KhoaCũng giống như chương trình đào tạo các chuyên ngành cùng tên trên của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, nội dung đào tạo các chuyên ngành này của Trường ĐH GTVT cũng cung cấp cho sinh viên kiến thức chung, kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 3) Ngành Kinh tế xây dựng   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:27 pm

Bên canh những kiến thức chung dành cho khối Khoa học cơ bản, nhóm ngành Kinh tế giống như ngành Kinh tế vận tải biển thì sinh viên ngành Kinh tế xây dựng còn được cung cấp các kiến thức cơ bản về ngành: Sức bền vật liệu – Cơ xây dựng – Địa chất – Cơ đất – Nền móng – Đường ô tô – Đường sắt – Trắc địa – Vật liệu xây dựng… đồng thời cũng sẽ đi vào nghiên cứu khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Công trình nhân tạo – Khoa học quản lý – Kinh tế xây dựng – Máy xây dựng – Quản trị doanh nghiệp – Marketing xây dựng – Định mức kinh tế và định gía sản phẩm – Thiết kế đường ô tô – Thiết kế công trình nhân tạo – Tài chính doanh nghiệp xây dựng – Chiến lược… để khi ra trường sinh viên có thể vận dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vào trong các hoạt động có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo…

Tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng sinh viên có thể công tác tại:

+ Các Viện, Trung tâm, Cục: Viện Kinh tế xây dựng, Viện Qui hoạch đô thị nông thôn, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; TT. Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia; Cục Quản lý và Xây dựng công trình…

+ TCT Xây dựng công trình giao thông, các TCT Xây dựng (TCT Xây dựng Thủy lợi 1, 2, 4… TCT Xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TCT Xây dựng và phát triển hạ tầng….)

+ Các phòng chức năng: Kinh tế xây dựng, Quản lý kinh tế, Kiến trúc – Quy hoạch, Quản lý dự án… tại các Sở: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Sở Xây dựng, Sở Qui hoạch kiến trúc… tại các tỉnh, thành phố trong toàn quốc.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành Kinh tế xây dựng.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 4) Ngành Kinh tế bưu chính viễn thông   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:27 pm

Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Kinh tế bưu chính viễn thông (BCVT) của trường gồm có những kiến thức chung dành cho khối Khoa học, Tự nhiên, nhóm ngành Kinh tế, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành giống như nhóm ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh của trường, bên cạnh đó sinh viên còn được đi vào nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Kinh tế BCVT – Kinh tế mạng viễn thông – Quản trị kinh doanh BCVT – Tài chính, kế toán chuyên ngành BCVT – Quản lý nhà nước về hoạt động BCVT – Kinh tế bưu điện… để từ đó sinh viên sẽ có phương pháp nghiên cứu và phân tích thị trường, xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế, có các kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông…

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế bưu chính viễn thông có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm, Tổng cục, Vụ: Viện Chiến lược Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin, Viện Chiến lược Kinh tế bưu điện, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; Các TT. Bưu chính viễn thông, TT. Công nghệ thông tin từ Trung ương đến địa phương; Tổng cục Bưu điện, Vụ Bưu chính, Vụ Viễn thông…

+ Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Viễn thông quân đội, TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam… và các công ty, đơn vị trực thuộc: Các Cty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế, Cty Dịch vụ vật tư bưu điện, Cty Điện tử viễn thông VTC, Cty Phát triển công nghệ thông tin VTC…

+ Các phòng chức năng: Kế hoạch kinh doanh, Nghiên cứu đổi mới tổ chức quản lý và Phát triển kinh doanh bưu chính, Quản lý dự án Công nghệ thông tin và Thông tin… tại các Sở Bưu chính Viễn thông, Bưu điện… trực thuộc 64 tỉnh, thành phố trên cả nước.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, có đào tạo ngành Kinh tế bưu chính viễn thông.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 5) Ngành Kinh tế vận tải   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:28 pm

Ngành Kinh tế vận tải bao gồm các chuyên ngành

1) Chuyên ngành Kinh tế vận tải đường sát

Chuyên ngành Kinh tế vận tải đường sắt (VTĐS) cung cấp cho sinh viên kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản và khối kiên thức cơ bản dành hco nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế vận tải giống như ngnàh Quản trị kinh doanh giao thông vận tải, ngoài ra sinh viên còn được học kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành Kinh tế VTĐS: Thống kê VTĐS – Điều tra kinh tế VTĐS – Thông tin tín hiệu ĐS – Cấu tạo đầu máy toa xe – Cơ sở hạ tầng ĐS… bên cạnh đó sinh vên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Kinh tế VTĐS: Tài chính kế toán VTĐS – Kế hoạch và hạch toán ngành VTĐS – Marketing VTĐS – Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh VTĐS… để sau khi học xong sinh viên có khả năng tổ chức công tác khai thác, quản lý kinh tế, điều hành công tác vận tải, biết vận dụng vào công tác tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể của ngành đường sắt và có khả năng giải quyết các vấn đề về phát triển ngành vận tải ở tầm vĩ mô…

2) Chuyên ngành Kinh tế vận tải và du lịch

Bên cạnh những kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên, kiến thức cơ bản dành cho nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế vận tải giống như chuyên ngành Vận tải ô tô thì sinh viên chuyên ngành Kinh tế vận tải và du lịch (VT&DL) còn được trang bị khối kiến thức dành riêng cho chuyên ngành đó là: kiến thức cơ bản về VT&DL; Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh du lịch – Kinh tế du lịch – Thị trường tài chính trong VT&DL – Chiến lược sản xuất kinh doanh VT&DL… cùng với những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Văn hóa du lịch – Định mức kinh tế kỹ thuật trong VT&DL – Marketing du lịch – Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch – Thống kê vận tải du lịch (VTDL) – Tổ chức VTDL – Địa lý du lịch – Nghệ thuật giao tiếp – Kế toán doanh nghiệp vận tải (DNVT) & DL – Tổ chức quản lý DNVT&DL – Hạch toán nội bộ DNVT&DL – Quản lý dự án đầu tư trong VT&DL – Phân tích hoạt động kinh tế DNVT&DL.. Ra trường sinh viên chuyên ngành này có khả năng quản lý kinh tế ở tất cả các cấp trong ngành vận tải – du lịch và các lĩnh vực có liên quan…

3) Chuyên ngành Kinh tế vận tải hàng không

Trên nền những kiến thức chung về Khoa học Tự nhiên, kiến thức cơ bản của khối ngành Kinh tế và Kinh tế vận tải tương tự như chuyên ngành Vận tải ô tô thì sinh viên chuyên ngành Kinh tế vận tải hàng không (VTHK) còn được trang bị các kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý VTHK: Khí tượng hàng không – Thị trường tài chính trong VTHK – Chiến lược phát triển ngành VTHK – Thiết kế cơ sở vận chuyển VTHK… đồng thời cũng sẽ đi sâu nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Khai thác cảng hàng không – Thương vụ VTHK – Định mức kinh tế kỹ thuật trong VTHK – Tổ chức điều hành bay – tổ chức VTHK – TKMH Tổ chức VTHK – Quản lý Nhà nước về VTHK – Kế toán doanh nghiệp VTHK – tổ chức quản lý doanh nghiệp VTHK – Giá thành & giá cước VTHK – Phân tích hoạt độngkinh tế doanh nghiệp VTHK… Tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành này có khả năng quản lý kinh tế ở tất cả các cấp trong ngành vận tải hàng không và các lĩnh vực có liên quan…

4) Chuyên ngành Kinh tế vận tải thủy bộ

Ngành Kinh tế vận tải thủy bộ (VTTB) cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung, kiến thức cơ bản về khối ngành Kinh tế và Kinh tế vận tải nói chung giống như chuyên ngành Vận tải ô tô, bên cạnh đó sinh viên chuyên ngành Kinh tế vận tải thủy bộ còn được nghiên cứu bước đầu về keíen thức cơ bản dành cho chuyên ngành Kinh tế VTTB: Thủy văn – Thủy lực – Điều tra trong VTTB – Thị trường tài chính trong vận tải – Chiến lược phát triển ngành VTTB – Thủy văn – Thủy lực – Điều tra trong VTTB – Thị trường tài chính trong vận tải – Chiến lược phát triển ngành VTTB… sau đó sẽ đi vào nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Thương vụ VTTB – Tổ chức VTOT – TKMH Tổ chức VTOT – Tổ chức vận tải thủy – Cảng & khai thác cảng đường thủy – Định mức kinh tế kỹ thuật trong VTTB – Quản lý Nhà nước về VTTB – Kế toán doanh nghiệp VTTB – Tổ chức qủn lý doang nghiệp VTTB – Thống kê VTTB – Phân tích hoạt động kinh tế DN VTTB… để khi học xong sinh viên có khả năng quản lý kinh tế ở tất cả các cấp trong ngành vận tải thủy bộ và các lĩnh vực có liên quan…

5) Chuyên ngành Kinh tế vận tải ô tô

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế vận tải ô tô tương tự chuyên ngành Vận tải ô tô thuộc ngành kỹ thuật khai thác – Kinh tế vận tải.

Sinh viên học ngành Kỹ thuật khai thác – Kinh tế vận tải và ngành Kinh tế vận tải sau khi ra trường có thể công tác tại:

+ Các Viện, Cục, Vụ: Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải; Cục Đường sắt, Cục Đường sông; Vụ Vận tải…

+ TCT Vận tải đường sông Việt Nam, TCT Đường sắt Việt Nam, TCT Hàng không Việt Nam, TCT Hàng hải Việt Nam, TĐCN Tàu thủy Việt nam, TĐCN Than – Khoáng sản Việt Nam… với hàng trăm các xí nghiệp vận tải, công ty vận tải trực thuộc: Cty Vật tư vận tải và Xếp dỡ, Cty Vận tải biển Việt Nam, Cty Vận tải hành khách, Cty Vận tải hàng hóa…

+ Các phòng chức năng: Quản lý vận tải và xếp dỡ, Quản lý kỹ thuật, Quản lý phương tiện và người lái … tại các Sở: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trên địa bàn toàn quốc.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về các ngành trên
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 6) Ngành Kỹ thuật khai thác – Kinh tế vận tải   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:28 pm

1) Chuyên ngành Vận tải Ôtô

Chuyên ngành Vận tải ô tô (VTOT) cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung của khối A: Hóa học – Đại số - Vật lý – Tin học – Toán kinh tế - Giải tích – Lý thuyết xác suất và Thống kê toán… những kiến thức cơ bản về nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế vận tải: Tài chính tiền tệ - Kinh tế phát triển – Kinh tế công cộng – Kinh tế lượng – Tổ chức xếp dỡ - Kinh tế môi trường – Kinh tế vận tải… song song với các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành Kinh tế VTOT: Quản lý Nhà nước – Thị trường tài chính trong VTOT – Chiến lược phát triển ngành VTOT – Công nghệ bảo dưỡng sửa chữa Ô tô… đồng thời sẽ đào tạo cho sinh viên có kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về khai thác và quản lý VTOT: Tài chính doanh nghiệp (DN) VTOT – Kế toán DN VTOT – Tổ chức quản lý DN VTOT – Thương vụ VTOT – Phân tích hoạt động kinh tế DN VTOT…

2) Chuyên ngành Vận tải đa phương thức

Trong quá trình học tập chuyên ngành Vận tải đa phương thức sinh viên được trang bị những kiến thức chung dành cho khối Khoa học Tự nhiên, những kiến thức cơ bản về nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế vận tải giống như chuyên ngành VTOT, ngoài ra, chuyên ngành này còn cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khai thác kỹ thuật và kinh tế vận tải: Kinh tế vận tải – Phương tiện vận tải – Cơ sở hạ tầng GTVT – Tổ chức xếp dỡ - Bảo hiểm GTVT… Trên cơ sở đó sinh viên sẽ được đi sâu nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về kỹ năng tổ chức quản lý vận tải: Công nghệ ận tải đường sát – Tổ chức vận tải hàng hóa/hành khách – Liên vận quốc tế - Thiết kế cơ sở sản xuất vận tải…

3) Chuyên ngành Vận tải – Kinh tế đường bộ và thành phố

Sinh viên chuyên ngành Vận tải – Kinh tế đường bộ và thành phố được trang bị không chỉ những kiến thức chung về Khoa học cơ bản, mà còn được học những kiến thức cơ bản dành cho ngành thuộc lĩnh vực khai thác kỹ thuật và kinh tế vận tải giống như chuyên ngành VTOT, để từ dó sẽ đi vào nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về khai thác và tổ chức quản lý vận tải đường bộ và giao thông đô thị (thành phố): Thống kê VTOT – Tổ chức quản lý doanh nghiệp – Khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật GTVT đô thị - TKMH Tổ chức vận tải hành khách – Tổ chức và an toàn giao thông đường bộ - Phân tích đánh giá dự án đầu tư GTVT – Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh…

4) Chuyên ngành Điều khiển các quá trình vận tải

Chương trình đào tạo chuyên ngành Điều khiển các quá trình vận tải (QTVT) nhằm cung cấp kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản, kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như chuyên ngành VTOT, bên cạnh đó khi theo học chuyên ngành này sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Mạng lưới giao thông – TKMH Điều khiển chạy tàu trên đường sắt – Điều khiển chạy xe trên Đường bộ - Chỉ huy vận hành đoàn tàu thủy – Điều khiển chạy tàu trên đường sắt – Điều khiển chạy xe trên đường bộ - Chỉ huy vận hành tàu thủy – Điều khiển cảng hàng không sân bay – Kế hoạch vận tải đường sắt – Điều khiển chạy tàu trên đường sắt – Phân tích quá trình vận tải – Điều hành phối hợp các phương tiện vận tải – Công nghệ vận tải…

5) Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải dô thị

Khi sinh viên thưo học chuyên ngành Quy hoạch & Quản lý giao thông vận tải đô thị ngoài kiến thức chung, kiến thức cơ bản dành cho ngành được đào tạo giống như chuyên ngành VTOT, còn được học các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Tổ chức giao thông đô thị - Kinh tế GTVT đô thị - Vận tải và quản lý vận tải đô thị - Quản lý và đánh giá dự án đầu tư trong GTVT đô thị - Quy hoạch và thiết kế cơ sở dịch vụ vận tải đô thị - Quy hoạch giao thông đô thị… Không những thế, sinh viên còn được trang bị khối kiến thức nghiệp vụ về công nghệ thông tin hiện đại như: Kinh doanh trên mạng internet, Công nghệ thiết kế bản đồ điện tử, khai thác thông tin và các sản phần mềm ứng dụng thực hiện các nghiệp vụ tổ chức, quản lý…

6) Chuyên ngành Vận tải đường sắt

Trong thời gian học ở trường ngoài phần kiến thức chung dành cho khối Khoa học Tự nhiên, sinh viên chuyên ngành Vận tải đường sắt sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế vận tải tương tự như sinh viên chuyên ngành VTOT, đồng thời chuyên ngành này còn cung cấp các kiến thức cơ bản về công nghệ vận tải, các kiên thức về tổ chức, điều hành công tác khai thác vận tải của ngành đường sắt, trên cơ sở đó đi vào nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về các phương pháp nghiên cứu công nghệ vận tải và phát triển ngành đường sắt…

7) Chuyên ngành Vận tải đường bộ và thành phố

Sinh viên chuyên ngành Vận tải đường bộ và thành phố được đào tạo ngoài các kiến thức chung về khối A và những kiến thức cơ bản về ngành Kinh tế, Kinh tế vận tải cũng giống như chuyên ngành VTOT thi còn được cung cấp các kiến thưc cơ bản dành cho chuyên ngành cùng khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về các lĩnh vực tổ chức khai thác và quản lý giao thông vận tải đô thị. Ngoài ra sinh viên được trang bị những kỹ năng, nghiệp vụ về công nghệ thông tin hiện đại như: tự động hóa thiết kế mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng; tổ chức điều hành mạng lưới giao thông đô thị, tự động hóa quản lý…

8) Chuyên ngành Vận tải & Kinh tế đường sắt

Theo học chuyên ngành Vận tải & Kinh tế đường sát ngoài phần kiến thức chng của khối Khoa học cơ bản thì sinh sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản dành cho ngành Kinh tế và Kinh tế vận tải giống như sinh viên chuyên ngành VTOT, đồng thời sinh viên còn được học thêm các kiến thức cơ bản về Công nghệ vận tải, bên cạnh đó cũng được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về tổ chức, quản lý kinh tế và điều hành công tác vận tải của ngành đường sắt…

Ra trường, Kỹ sư các chuyên ngành của ngành Kỹ thuật khai thác – Kinh tế vận tải sẽ có khả năng quản lý, kinh doanh và khai thác lĩnh vực vận tại nói chung, có khả năng điều khiển, chỉ huy, điều hành các hoạt động GTVT, xây dựng các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh GTVT…
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 7) Ngành Quản trị kinh doanh giao thông vận tải   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:29 pm

Sinh viên khi theo học ngành Quản trị kinh doanh giao thông vận tải (QTKD GTVT) được cung cấp kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản: Đại số tuyến tính – Động lực học – Dao động và sóng – Toán kinh tế - Tâm lý học – Xác suất và Thống kê toán – Hóa học ứng dụng trong GTVT… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho khối ngành và ngành: Lý thuyết hệ thống và điều khiển học – Luật kinh tế - Marketing căn bản – Tài chính tiền tệ - Kinh tế lượng – Kiểm toán… đồng thời, nhà trường còn trang bị để sinh viên có kiến thức chuyên sâu của ngành Quản trị kinh doanh: Quản trị (QT) văn phòng – QT nhân lực – QT học – QT khoa học công nghệ - QT sản xuất – QT chiến lược – QT Marketing – Kinh tế vận tải – QT tài chính… Ngoài ra, tùy chuyên ngành lựa chọn của sinh viên mà nhà trường sẽ cung cấp khối kiến thức chuyên sâu của từng chuyên ngành cho phù hợp như:

1) Chuyên ngành Quản trị kinh doanh giao thông vận tải: Quản trị khoa học công nghệ trong doanh nghiệp (DN) GTVT – Tổ chức điều hành sản xuất DN GTVT – Chiến lược kinh doanh trong DN GTVT – Kế toán quản trị trong DN GTVT – Phân tích hoạt động kinh tế DN GTVT…

2) Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp vận tải: Quản trị chất lượng dịch vụ vận tải – Quản tị dự án đầu tư trong doanh nghiệp vận tải (DNVT) – Quản trị khoa học công nghệ trong DNVT – Chiến lược kinh doanh trong DNVT – Kế toán quản trị trong DNVT…

3) Chuyên nghành Quản trị doanh nghiệp xây dựng giao thông: Quản trị dự án đầu tư trong Xây dựng giao thông (XDGT) – Quản trị khoa học công nghệ trong XDGT – Chiến lược kinh doanh trong DN XDGT – Quản trị chất lượng sản phẩm XDGT – Kế toán quản trị trong DN XDGT…

Sau khi học xong chương trình sinh viên ngành Quản trị kinh doanh giao thông vận tải nói chung sẽ có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới trong lĩnh vực chuyên ngành…

Ra trường, sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh giao thông vận tải có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải; TT. Tư vấn quản lý và Đào tạo…

+ Các Cục, Vụ: Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh; Vụ Chính sách thị trường trong nước, Vụ Chính sách thương mại đa biên…

+ TCT Tư vấn thiết kế giao thông vận tải, TĐCN Ô tô Việt Nam, TCT Vận tải biển Việt Nam, các TCT Xây dựng công trình giao thông… và các công ty, đơn vị thành viên: Cty Tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng, các Cty Tư vấn xây dựng, Cty Xây dựng và Xuất nhập khẩu giao thông…

+ Các phòng chức năng: Quản lý dự án các công trình giao thông, Quản lý giao thông… tại các Sở: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính ở khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành trên.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 8) Ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:29 pm

Ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử có chuyên ngành:

+ Chuyên ngành Trang thiết bị trong công nghiệp và giao thông vận tải

Sinh viên chuyên ngành Trang thiết bị trong công nghiệp và giao thông vận tải được trang bị những kiến thức chung về khối A: Giải tích – Đại số - Hóa học – Cơ học ứng dụng – Trường điện tử - Xác suất thống kê – Toán rời rạc… và kiến thức cơ bản về điện, điện tử, máy điện, thiết bị điện – điện tử, năng lượng: Tự động điều chỉnh truyền động điện – Tự động hóa với thiết bị PLC – Cung cấp điện và mạng hạ áp – Ghép nối vi tính thiết bị điện – TKMH Ứng dụng PLC – TKMH Về cung cấp điện… đồng thời sinh viên còn được học các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Thiết bị điện trong CNC – Truyền dữ liệu trong mạng công nghiệp – Vi điều khiển trong thiết bị điện – TKMH Về tự động hóa sản xuất – An toàn điện – Điều khiển quá trình tự động hóa – Trang bị điện ô tô – Trang bị điện trên đầu máy – TKMH Về đo lường – Trang bị điện máy xây dựng & giao thông… để khi ra trường sinh viên chuyên ngành Trang thiết bị trong công nghiệp và giao thông vận tải có khả năng khai thác và thiết kế các loại trang thiết bị điện – điện tử trong công nghiệp và giao thông vận tải.

Sinh viên học các ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử sau khi ra trường có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học – Tự động hóa, TT Công nghệ vi điện tử và Tin học, TT Quang điện tử, TT Giao dịch công nghệ… ở khắp các tỉnh, thành phố.

+ Các Cục, Vụ: Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin, Cục Tần số vô tuyến điện; Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Công nghiệp công nghệ thông tin…

+ TCT Điện tử và Tin học Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, TCT Hàng không Việt Nam, TCT Hàng hải Việt Nam, TĐCN Tàu thủy Việt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên: Cty Cơ khí – Điện – Điện tử tàu thủy, Cty Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam, Cty Dây và Cáp điện Việt Nam, Cty Chế tạo thiết bị điện…

+ Các phòng chức năng: Quản lý điện, Quản lý kỹ thuật và An toàn công nghiệp, Quản lý công nghệ…

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 9) Ngành Điều khiển học kỹ thuật   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:30 pm

Ngành Điều khiển học kỹ thuật có các chuyên ngành:

+ Chuyên ngành Điều khiển học kỹ thuật giao thông vận tải

Chương trình đào tạo chuyên ngành Điều khiển học kỹ thuật giao thông vận tải (GTVT) bao gồm: kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên: Hóa học – Đại số - Giải tích – Phương pháp tính – Xác suất thống kê – Toán rời rạc… kiến thức cơ bản dành cho ngành: Kỹ thuật lập tình trong điều khiển – Phương tiện GTVT – Điều khiển Logic – Mô phỏng và thiết kế hệ thống điều khiển – Xử lý tín hiệu và truyền tin – Lý thuyết điều khiển – Ngôn ngữ lập trình trong điều khiển – Truyền động điện tự động – Tự động hóa trong GTVT – Phần tử tự động – KT điều khiển giao thông đường sắt – Điều khiển số và CNC – KT điều khiển giao thông đường bộ - Cơ sở dữ liệu trong điều khiển… Sau khi học xong Kỹ sư chuyên ngành có khả năng tham gia công tác nghiên cứu thiết kế và khai thác sửa chữa các hệ thống điều khiển tự động, tự động hóa sản xuất…

+ Chuyên ngành Tín hiệu giao thông vận tải

Ngoài các môn học thuộc khối kiến thức chung về Khoa học Tự nhiên, kiến thức cơ bản dành cho ngành được học giống như chuyên ngành Điều khiển học kỹ thuật GTVT, sinh viên chuyên ngành Tín hiệu GTVT còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Kiểm tra trạng thái đường ray – Nguồn điện tín hiệu – Cơ sở hệ thống tín hiệu (HTTH) giao thông – Điều khiển tín hiệu (ĐKTH) đường thủy – ĐKTH đường bộ - TKMH ĐKTH đường bộ - Kỹ thuật thông tin giao thông – HTTH ga – HTTH khu gian – TKMH HTTH khu gian – ĐKTH hàng không – Phân tích, thiết kế & đánh giá HTTH – Tín hiệu Metro – TKMH HTTH ga… tốt nghiệp ra trường, sinh viên có khả năng tham gia công tác nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và khai thác các hệ thống điều khiển tự động, tự động hóa sản xuất…

Ra trường, sinh viên ngành Điều khiển học kỹ thuật có thể công tác tại:

+ Viện Chiến lược và Phát triển giao thông, Viện Cơ học Việt Nam, Viện Nghiên cứu Điện tử - Tin học – Tự động hóa; Các TT. Điều khiển giao thông vận tải; TT. Điều hành vận tải đường sắt…

+ TCT Hàng hải Việt Nam, TCT Đường sắt Việt Nam, TCT Hàng không Việt Nam, TĐCN Tàu thủy Việt Nam, TĐCN Than – Khoáng sản Việt Nam… với hàng loạt các công ty, đơn vị thành viên được phân bố ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam; Cty Kỹ thuật điều khiển và Thông tin, Cty Vận tải biển Việt Nam, Cty Vận tải khách hàng, Cty Vận tải hàng hóa…

+ Các phòng chức năng, Quản lý phương tiện và người lái, Giao thông kỹ thuật, Quản lý vận tải và xếp dỡ, Quản lý giao thông… tại các Sở: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính… trực thuộc tỉnh, thành phố trong cả nước.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành Điều khiển học kỹ thuật.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 10) Ngành vô tuyến điện và Thông tin liên lạc   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:30 pm

Ngành vô tuyến điện và Thông tin liên lạc gồm các chuyên ngành:

1) Chuyên ngành Kỹ thuật thông tin

Trên nền những kiến thức về Toán, Lý, Tin: Hàm phức và Logic – Toán rời rạc – Xác suất thống kê – Trường và sóng điện tử - Cơ kỹ thuật – Tin học… sinh viên chuyên ngành Kỹ thuât thông tin sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Xử lý tín hiệu số - Kỹ thuật (KT) số - Lý thuyết tín hiệu – KT ghép kênh số - KT đo lường… đồng thời ngành cũng sẽ tạo điều kiện cho sinh viên đi vào nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: KT đa truy nhập vô tuyến – Thông tin vệ tinh – Thông tin vi ba số - TKMH Các hệ thống thông tin sợi quang – Mã hóa và điều chế phát thanh truyền hình – Các hệ thống thông tin sợi quang – Mạng số liệu – TKMT KT mạch siêu cao tần – TKMH KT phát, phát thanh – KT mạch siêu cao tần – Thông tin di động… Tốt nghiệp, Kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật thông tin có khả năng nắm bắt khai thác và thiết kế các loại thiết bị viễn thông tronglĩnh vực viễn thông và thông tin liên lạc…

2) Chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông

Kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông được học ngoài các kiến thức chung dành cho Toán, Lý, tin như chuyên ngành Kỹ thuật thông tin thì còn được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên ngành: KT số - KT xung – KT mạch điện tử - Anten và truyền sóng – KT ghép kênh số - Lý thuyết truyền tin – KT đo lường… đồng thời cũng sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: KT đa truy nhập vô tuyến – KT chuyển mạch – Thông tin vệ tinh – Thông tin vi ba số - KT mạch siêu cao tần – Thiết bị đầu cuối – Phân tích thiết kế mạng viễn thông – Thông tin di động… để khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này có khả năng nghiên cứu, khai thác, triển khai và quản lý mạng viễn thông, mạng thông tin trong giao thông vận tải…

Sau khi tốt nghiệp ngành Vô tuyến điện và Thông tin liên lạc sinh viên có thể làm việc tại:

+ Các Viện, Trung tâm: Viện Chiến lược Bưu chính viễn thông và CNTT, Viện CNTT, Các TT. Thông tin, TT. Viễn thông trên khắp cả nước…

+ Các Cục, Vụ: Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Quản lý chất lượng Bưu chính viễn thông và CNTT, Cục Ứng dụng CNTT, Vụ Viễn thông, Vụ Công nghiệp CNTT…

+ TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Hàng không Việt Nam, TCT Hàng hải Việt Nam, TCT Đường sắt Việt Nam… và các đơn vị trực thuộc, các công ty trên cả nước: Cty Điện tử viễn thông Hàng hải, các Cty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế, Cty Điện tử viễn thông VTC, Cty Kỹ thuật điều khiển và thông tin…

+ Các phòng chức năng: Công nghiệp điện tử - Công nghệ thông tin, Quản lý dự án Công nghệ thông tin, Quản lý Viễn thông, Giao thông kỹ thuật… tại các Sở: Sở Bưu chính viễn thông, Bưu điện, Sở Giao thông vận tải… ở các tỉnh, thành phố trong toàn quốc.

+ Làm tại phòng Kỹ thuật của các Đài phát thanh, Đài truyền hình từ Trung ương đến địa phương.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành Vô tuyến điện và Thông tin liên lạc.
Về Đầu Trang Go down
Manh Quan
Giải nhất thị
Manh Quan


Tổng số bài gửi : 188
Age : 33
Đến từ : 12M
Registration date : 06/08/2008

[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: 11) Ngành Xây dựng công trình giao thông   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitimeTue Aug 19, 2008 1:30 pm

Kỹ sư Xây dựng công trình giao thông được trang bị ngoài những kiến thức chung dành cho khối Khoa học Tự nhiên: Xác suất thống kê – Phương pháp tính – Cơ học – Vật lý – Hình học họa hình – Hóa học… các kiến thức cơ bản về ngành Xây dựng công trình giao thông: Vật liệu xây dựng – Sức bền vật liệu – Thủy lực công trình – Địa chất công trình – Trắc địa công trình – Máy xây dựng – Động lực công trình – Cơ học đất – Kết cấu bê tông cốt thép – Kinh tế xây dựng… Trên cơ sở khối kiến thức đã được cung cấp sinh viên sẽ được đi vào nghiên cứu chuyên ngành với khối kiến thức chuyên sâu của từng chuyên ngành riêng (lựa chọn 1 trong những chuyên ngành dưới đây):

(1) Chuyên ngành Cầu hầm: Mố trụ cầu – Cầu thép – Cầu bê tông cốt thép – Thi công cầu, hầm – Thiết kế mô hình (TKMH) Cầu thép – Thiết kế hầm – TKMH Thi công cầu – Kiểm định cầu…

(2) Chuyên ngành Xây dựng công trình thủy: Qui hoạch kiến trúc cảng – TKMH Công trình bến cảng – TKMH Công nghệ xây dựng cảng, đường thủy – Công trình ven bờ và thềm lục địa…

(3) Chuyên ngành Xây dựng đường bộ: Xây dựng đường ôtô (ĐOT) – Thiết kế mặt ĐOT – TKMH Khảo sát thiết kế ĐOT – Bảo dưỡng sửa chữa và thí nghiệm ĐOT – Xây dựng ĐOT…

(4) Chuyên ngành Đường sắt: Khảo sát và thiết kế đường sắt (ĐS) – Thi công ĐS – TKMH Nền ĐS – TKMH Thi công ĐS – Kỹ thuật sửa chữa ĐS – Thiết kế ĐOT – Xây dựng mặt ĐOT…

(5) Chuyên ngành Cầu – đường bộ: Cầu thép – Cầu bê tông cốt thép – Thi công cầu – Thi công ĐOT- Thiết kế ĐOT – TKMH Cầu thép – TKMH Thiết kế ĐOT – Kiểm định cầu…

(6) Chuyên ngành Cầu – đường sắt : TKMH cầu thép – Thi công cầu – Công nghệ xây dựng & sửa chữa cầu đường bộ và ĐS – Khảo sát & Thiết kế ĐS – Kỹ thuật sửa chữa ĐS…

(7) Chuyên ngành Công trình giao thông công chính: Cấp thoát nước đô thị - Kết cấu hầm đường sắt và đường bộ (ĐS&ĐB) – Kết cấu cầu thép ĐS&ĐB – Kết cấu cầu bê tông cốt thép ĐS&ĐB – TKMH Thiết kế đường ôtô và đường đô thị (ĐOT&ĐĐT) – Xây dựng ĐOT&ĐĐT…

(8) Chuyên ngành Công trình giao thông thành phố: Quy hoạch và kiến trúc đô thị - Thiết kế ĐOT&ĐĐT – TKMH Kết cấu thành phố - Kết cấu hàm ĐB&ĐS – Chẩn đoán CTGT…

(9) Chuyên ngành Tự dộng hóa thiết kế cầu đường: Lập trình hướng đối tượng trong xây dựng – Công nghệ CAD trong xây dựng – Công nghệ phần mềm trong xây dựng…

(10) Chuyên ngành Xây dựng hạ tầng đô thị: Tổ chức thi công các công trình cơ sở hạ tầng(CSHT) – TKMH Quy hoạch và phát triển hệ thống CSHT kỹ thuật – Kỹ thuật thi công các công trình…

(11) Chuyên ngành Xây dựng và công nghệ xây dựng: Công nghệ kết cấu thép – TKMH Công nghệ kết cấu thép – Thử nghiệm vật liệu và công trình xây dựng – Chẩn đoán CTGT – TKMH Công nghệ bê tông và khoan cắt bê tông – Công nghệ xây dựng và sửa chữa cầu…

(12) Chuyên ngành Địa kỹ thuật công trình giao thông: Đánh giá chất lượng móng – TKMH Khảo sát địa kỹ thuật – Khảo sát địa kỹ thuật – Xử lý gia cố móng – TKMH Cải tạo đất đá – Cải tạo đất đá…

(13) Chuyên ngành Đường ô tô và sân bay (ĐOT&SB): Quy hoạch cảng hàng không – TKMH thiết kế ĐOT&SB – Thiết kế ĐOT&SB – Khai thác ĐOT&SB – Khảo sát thiết kế ĐOT&SB – TKMH Thiết kế sân bay – Thiết kế sân bay – Xây dựng nền ĐOT&SB…

(14) Chuyên ngành Đường hầm và Metro (H&M): Thiết bị khai thác Metro – Thi công H&M – Cầu bê tông cốt thép – TKMH Cầu thép – TKMH Thi công H&M – Thiết kế ĐOT…

(15) Chuyên ngành Dự án và quản lý dự án

Tốt nghiệp, Kỹ sư các chuyên ngành có khả năng nghiên cứu, khảo sát, tư vấn thiết kế, quy hoạch và thi công, khai thác các công trình giao thông đặc biệt có liên quan đến chuyên ngành…

Sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng công trình giao thông có thể làm việc tại:

+ Các Viện: Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải…

+ Các Cục, Vụ: Cục Quản lý xây dựng công trình, Cục Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sông Việt Nam, Vụ Khảo sát thiết kế xây dựng, Vụ Khoa học công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật…

+ Các TCT Xây dựng công trình giao thông, TCT Xây dựng và Phát triển hạ tầng, TCT Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, TCT Xây dựng và Vật liệu xây dựng, các TCT Vật liệu xây dựng… và các công ty, đơn vị trực thuộc: các Cty Xây dựng, Cty Tư vấn xây dựng, Cty Thiết kế cầu lớn – hầm…

+ Các phòng chức năng: Quản lý kỹ thuật, Quản lý dự án các công trình giao thông… tại các Sở: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính… trực thuộc 64 tỉnh, thành phố.

+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo về ngành Xây dựng công trình giao thông.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải   [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải HCM (CS 2)
» [Giới thiệu] Trường đại học Giao thông vận tải HCM
» ôtô - sàn giao dịch ôtô
» Nhận giao nhận vận tải trên toàn quốc và quốc tế
» Sàn giao dịch xe ôtô

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`•¸•´¯) Diễn đàn trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên City (¯`•¸•´¯) :: Đại hoc :: Giới thiệu-
Chuyển đến